Trồng cây bản địa nâng cấp rừng phòng hộ, tạo cảnh quan môi trường

Đó là chủ đề hội thảo vừa được Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp và Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.

Tại hội thảo, Hội KHKT Lâm nghiệp Hà Tĩnh nêu lên những kết quả điều tra đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển mội số loài cây bản địa đã trồng trên địa bàn Hà Tĩnh trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp, những loài cây trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng trồng như: lim xanh, cồng trắng, dẻ ăn quả, re, sao đen, dầu rái... nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế đối với rừng phòng hộ.

Các đại biểu tham quan vườn ươm cây dổi xanh tại BQL RPH Cẩm Xuyên
Các đại biểu tham quan vườn ươm cây dổi xanh tại BQL RPH Cẩm Xuyên

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung phân tích, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc trồng cây bản địa nâng cấp rừng phòng hộ đặc dụng nhằm tạo cảnh quan môi trường, đó là: chú trọng công tác quy hoạch, lựa chọn loại cây phù hợp với từng vùng sinh thái và có hiệu quả kinh tế, đồng thời cơ cấu rừng sản xuất hợp lý để phát huy khả năng phòng hộ và phát triển rừng; giải pháp về các loại giống, nhân nhanh các giống mới để đưa vào sản xuất, xác định các loài cây trồng có truyền thống như: dẻ, dổi, lim... vào nâng cấp rừng phòng hộ; tính thích nghi của từng loại cây trên từng vùng lập địa khác nhau ở mỗi khu rừng phòng hộ, cần gắn phát triển rừng với lợi ích kinh tế người trồng rừng ...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast