Đặng Dung (?-1414)

Năm 1428, sau khi toàn thắng quân Minh, Lê Lợi đã phong cho những người có công với nước, trong đó Đặng Dung và cha ông được phong bốn chữ “Tiết nghĩa công thần”. Tuy nhiên, cuộc dời của Đặng Dung, cũng như cha, Đặng Tất, là những vị tướng kiệt hiệt, nhưng không gặp thời.

Quê Đặng Dung ở làng Tả Hạ, xã Tả Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông là huyền tôn của Thái học sinh đời Trần, Đặng Bá Tĩnh và là con của Thám hoa Đặng Tất.

Thuở nhỏ, Đặng Dung là người có chí, thông minh được mọi người quý mến, tin cậy. Năm Bính Tuất (1406) quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng chỉ một năm sau (1407) bị thất bại. Trần Ngỗi, con vua Nghệ tôn lên ngôi, tự xưng là Giản Định đế, dựng cờ khởi nghĩa.

Đại tri châu Đặng Tất được tin bèn giết quan lại nhà Minh, đưa quân ra tập học. Ông đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận trong đó nổi bật là trận đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định). Sau trận thắng lớn này, vua Giản Định chủ trương thừa thắng tiến ra Đông Đô còn Đặng Tất lại cho rằng phải truy bắt hết bọn giặc cùng tay sai để phòng ngừa mối họa về sau. Quyết định sai lầm này đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng, đồng thời cũng gây tai hoạ cho bản thân ông.

Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân vốn đã bị ngờ vực là quan cũ của nhà Hồ lại bị gièm pha là lộng quyền nên bị sát hại. Lúc này Đặng Dung đang được giao trọng trách giữ vùng Hoá Châu, giận vì cha bị giết oan đã cùng Nguyễn Cảnh Dị (con trai Nguyễn Cảnh Chân) đem quân từ Thuận Hoá ra Thanh Hóa đưa Trần Quý Khoáng, là cháu vua Trần Nghệ Tôn về Nghệ An lập làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang. Để thống nhất lực lượng kháng chiến, vua Trùng Quang sai quân đánh úp, bắt vua Giản Định lập làm Thượng hoàng, cùng nhau chống giặc Minh. Cuộc kháng chiến cuối cùng bị thất bại, nhưng Đặng Dung cũng như cha là những vị tướng hiệt kiệt hết lòng xả thân vì độc lập của dân tộc.

Đặng Dung chỉ để lại bài thơ “Cảm Hoài” nhưng thi phẩm duy nhất ấy cũng đủ đưa tên tuổi của ông lên hàng xuất sắc trong lịch sử văn học Việt Nam. Bài thơ như một lời tổng kết những điều suy tư về quá trình cầm quân đánh giặc của ông, nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ những suy tư của tác giả, trở thành tiếng nói tiêu biểu cho một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử.

Hà Tĩnh Online

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast