Messi và Ronaldo đang "hơn cả 1 đội bóng"

“Messi là số 1!” – Một cậu bé Trung Quốc hét to. Đó là một cầu thủ nhí, có tên tiếng Anh là Miles, 5 tuổi và tự hào chỉ vào mặt sau chiếc áo Barcelona của mình, chiếc áo mang tên siêu sao Argentina.

Messi và Ronaldo đang “hơn cả 1 đội bóng”

HIỆN TƯỢNG MESSI - RONALDO

Nhìn thấy một người Trung Quốc (ở mọi lứa tuổi) mặc một chiếc áo bóng đá là điều rất hiếm ở Bắc Kinh. Nó còn hiếm hơn ở những đứa trẻ cỡ tuổi Miles. Bóng đá vẫn còn một chặng đường dài để thay thế bóng rổ là môn thể thao phổ biến nhất tại quốc gia đông dân nhất hành tinh. Miles không phải fan của Barcelona. “Không, chỉ Messi!” - Cậu bé khẳng định trước khi chạy đến với bạn bè của mình.

Messi, và đương nhiên cả Cristiano Ronaldo (bởi vì bạn không bao giờ có thể nhắc đến một người mà không có người còn lại), là những thương hiệu cá nhân khổng lồ ở châu Á. Số lượng người hâm mộ của họ vượt xa bất kỳ vận động viên phương Tây nào (Michael Jordan có thể là ngoại lệ) và bất kỳ CLB phương Tây nào. Bạn có thể tìm thấy khuôn mặt của họ trên bất kỳ sản phẩm nào ở Trung Quốc.

Messi và Ronaldo đang “hơn cả 1 đội bóng”

Ở Trung Quốc, số lượng người thích Messi cực lớn và rất nhiều trong số họ chẳng quan tâm mấy đến CLB Barcelona

Ở một đất nước phát triển mạnh ở các môn thể thao cá nhân (thành tích Olympic mùa Hè cho thấy môn thể thao thành công nhất của họ là lặn), nếu chúng ta sống một thời gian ở Trung Quốc, bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng rằng đó là quốc gia của chủ nghĩa cá nhân.

Đối với CĐV bóng đá lớn tuổi, theo dõi môn thể thao này trong một khoảng thời gian dài, khái niệm về việc theo dõi một cầu thủ duy nhất chứ không phải CLB là một khái niệm xa lạ. Trong lịch sử, với các CLB được bắt nguồn từ cộng đồng địa phương, sự ủng hộ của CĐV đã vượt lên trên tất cả những thứ khác. Ngay cả khi một cầu thủ yêu thích được chuyển sang đội bóng khác, tình yêu dành cho CLB vẫn kiên định.

Bất chấp sự bất bình của các CĐV về cách các đội bóng hiện đại được điều hành, khi các ông chủ và cổ đông đã biến các CLB thành các doanh nghiệp, người hâm mộ về cơ bản vẫn duy trì nguyên tắc đó. “Không có cầu thủ nào quan trọng hơn một CLB” là khái niệm được nhắc đi nhắc lại qua nhiều thế hệ.

Messi và Ronaldo đang “hơn cả 1 đội bóng”

Chỉ vài ngày sau khi Ronaldo sang Juventus, lượng fan của đội bóng này trên các mạng xã hội đã tăng chóng mặt

Tuy nhiên, một mô hình giống như fandom đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng các fan hâm mộ bóng đá thế hệ Z. Vụ chuyển nhượng đưa Ronaldo sang Juventus là một ví dụ điển hình.

Sau khi ký kết cầu thủ có khả năng tiếp thị hình ảnh tốt nhất thế giới, Juve đã đạt được 4,7 triệu người theo dõi trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội trong 2 tuần tiếp theo. Đặc biệt trên Instagram, tài khoản chính thức của Juve tăng 25% lượng người theo dõi. Một tháng sau, con số đó đã tăng lên hơn 6 triệu. Real Madrid, ngược lại, mất một triệu người theo dõi Twitter trong vòng 24 giờ sau khi hợp đồng được công bố.

Nhiều video và bài viết có thể được nhìn thấy trên Twitter của những người hâm mộ công khai “chuyển đổi” lòng trung thành, “đi theo” thần tượng Ronaldo chứ không còn là một fan của Real. Một trong những video đáng nhớ nhất có nội dung một fan cởi áo Real Madrid để lộ một chiếc áo Juventus bên dưới trước khi xin chữ ký Ronaldo.

Santi Cazorla đã phải trải qua 636 ngày kinh hoàng nhất của cuộc đời, với chuỗi ngày điều trị chấn thương dài dằng dặc. Đừng...

LÒNG TRUNG THÀNH ĐẶT VÀO ĐÂU?

Những điều đó nói lên một vấn đề rộng lớn hơn: sự sùng bái của các siêu sao ngày nay. Thông qua việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, người hâm mộ bóng đá, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có ấn tượng rằng họ được gần gũi hoặc kết nối trực tiếp với cầu thủ yêu thích của họ theo một cách chưa từng có trước đây. Khả năng tiếp cận đã trở thành chìa khóa trong kỷ nguyên truyền thông xã hội dẫn dắt mọi thứ này. Được “tham gia” vào cuộc sống riêng tư của cầu thủ, người hâm mộ có cảm giác được kết nối trực tiếp với họ, chứ không phải là đội bóng mà họ thi đấu.

Ronaldo có lẽ là minh họa hoàn hảo của sự thay đổi này. Chỉ vài ngày sau buổi ra mắt đội bóng mới ở Turin, trong khi Juventus đi du đấu trước mùa giải ở Mỹ, Ronaldo đã bay 8.000 km đến Bắc Kinh trong chuyến lưu diễn có tên "CR7".

Hàng ngàn người hâm mộ Trung Quốc háo hức xếp hàng đợi (điều không xảy ra với bất cứ VĐV nổi tiếng nào khác của Trung Quốc, dù đạt HCV Olympic) trước khi bùng nổ trước một kịch bản được xây dựng đặc biệt để Ronaldo xuất hiện. Siêu sao người Bồ tâng bóng trước Tử Cấm Thành và sẵn lòng chụp ảnh với người hâm mộ Trung Quốc.

Messi và Ronaldo đang “hơn cả 1 đội bóng”

Ronaldo vừa có tour quảng bá "CR7" thu hút hàng hàng ngàn người hâm mộ Trung Quốc háo hức xếp hàng đợi

Một tour quảng bá cá nhân như vậy sẽ không thể tưởng tượng được ở một thập kỷ trước. Tuy nhiên, đây là thời điểm bóng đá trở nên toàn cầu hóa hơn, với Internet làm cho khả năng tiếp cận với video của siêu sao trở nên dễ dàng sau không quá 3 lần nhấp chuột. Mọi thứ về cuộc sống của họ có thể tìm thấy trên YouTube, Google hay các mạng xã hội khác.

Những người hâm mộ trẻ từ những nơi xa xôi trên thế giới có nhiều khả năng có thể tiếp cận với Ronaldo hoặc Messi trước khi họ trở thành một fan của Barcelona hoặc Juventus. Ronaldo có nhiều người theo dõi trên Twitter hơn Juventus và Real Madrid cộng lại. Messi đã vượt qua CLB của mình trên cùng một nền tảng với khoảng 39 triệu người theo dõi.

Không chỉ là nhận thức của người hâm mộ về tính cá nhân đã thay đổi, rất nhiều ngôi sao coi Ballon d"Or, cùng với Champions League hoặc World Cup như một mục tiêu quan trọng. Các điều khoản trong hợp đồng quy định cầu thủ sẽ được nhận tiền thưởng nếu thắng Ballon d"Or. Người ta tin rằng lý do của Neymar khi rời Barcelona đến PSG là anh tin rằng sẽ có cơ hội tốt hơn để giành Quả bóng vàng nếu thi đấu trong một đội bóng không có “một thiên tài người Argentina”.

Messi và Ronaldo đang “hơn cả 1 đội bóng”

Rất nhiều người trẻ hiện đang hâm mộ ngôi sao như Ronaldo và Messi chứ không phải hâm mộ CLB chủ quản của họ

COPA90 gần đây đã xuất bản một nghiên cứu liên quan đến thói quen của fan hâm mộ bóng đá thế hệ Z, trong đó họ thấy rằng 46% người 16-24 tuổi ở Anh cổ vũ ít nhất 2 đội, 27% cổ vũ 3 hoặc nhiều hơn, và 41% của 16-19 năm tuổi cổ vũ một đội từ La Liga. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy những CĐV trẻ đang xa lạ với khái niệm “chung thủy” với một CLB duy nhất, và sẵn sàng “vượt biên” để cổ vũ những đội bóng có cầu thủ mà họ yêu mến.

Xu hướng ngày càng tăng của việc hâm mộ một cầu thủ duy nhất chứ không phải một đội bóng còn mang theo những đặc thù riêng của nó. Khi một siêu sao treo giày, sự trung thành của những người hâm mộ họ nằm ở đâu? Chúng có được chuyển ngay đến cầu thủ khác không?

Khi sự nghiệp của Messi kết thúc, tiếp theo là gì cho Miles? Cuối cùng cậu nhóc sẽ chọn một câu lạc bộ để cổ vũ, hoặc chỉ đơn giản là chuyển giao sự hâm mộ của mình cho một cầu thủ khác?

Theo Bongda+

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast