Nấc mãi không hết phải làm sao?

Nói chung, nấc sẽ đáng ngại nhất khi kéo dài quá 48 tiếng. Nấc dai dẳng và khó chữa thường do vấn đề sức khỏe tiềm tàng gây ra.

Nấc mãi không hết phải làm sao?

Đa phần các trường hợp nấc chỉ là một khó chịu nhỏ. Nấc sẽ tự hết trong vài phút. Nhưng đôi khi cơn nấc – sự co thắt không tự chủ của cơ hoành sau khi các dây thanh quản đột nhiên đóng lại, tạo ra tiếng nấc đặc trưng.

Trong một số ít trường hợp, nấc kéo dài hơn 48 tiếng - thường được gọi là nấc dai dẳng, mặc dù các định nghĩa và thuật ngữ chưa được chuẩn hóa - và có thể cần được chăm sóc y tế. Một số người thậm chí còn bị những cơn nấc kéo dài hơn 30 ngày, thường được gọi là nấc khó chữa.

"Thông thường nếu kéo dài chưa đến 48 tiếng, nấc chỉ là thoáng quá và lành tính; không cần phải được thầy thuốc khám xét thêm," BS. Camielle Rizzo, Bệnh viện Middlesex ở Middletown, Connecticut nói.

Nấc là dấu hiệu của bệnh lý

Tuy nhiên, có những nghiên cứu cho thấy nấc, ngay cả chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, vẫn có thể là dấu hiệu bên ngoài duy nhất của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, ví dụ như bệnh tim. Nhưng điều đó cực kỳ hiếm và khó xảy ra.

Thông thường sẽ có những chỉ số khác kèm theo nấc. "Nếu một người bị đau ngực hoặc khó thở hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác, tất nhiên tôi vẫn khuyên người đó nên đi khám", BS. Rizzo nói. Hội Đột quỵ Mỹ liệt kê nấc nằm trong số các triệu chứng đặc biệt nhất mà phụ nữ có thể gặp phải khi bị đột quỵ, cùng với các triệu chứng phổ biến khác như tê hoặc yếu ở một bên cơ thể hoặc các triệu chứng hiếm gặp mà phụ nữ có thể gặp như ảo giác.

Nói chung, nhìn từ quan điểm sức khỏe, nấc là đáng ngại nhất khi kéo dài quá 48 giờ, và đặc biệt là khi chúng kéo dài quá một tháng.

Nấc dai dẳng và khó chữa thường liên quan tới bệnh lý nội khoa tiềm tàng. Ngoài các vấn đề thường đi kèm với nấc như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đã có những báo cáo về nấc kéo dài liên quan đến ung thư; viêm khớp nhiễm trùng; và thuyên tắc phổi. Có vẻ như bất cứ điều gì đụng chạm đến cung phản xạ nấc – mạng lưới dây thần kinh đi từ não qua cổ, ngực và ổ bụng – đều có thể là nguyên nhân gây nấc.

Trong một số trường hợp, bệnh lý nền gây nấc đã được chẩn đoán khi nấc bắt đầu, một số trường hợp khác nguyên nhân bí ẩn hoặc khó xác định hơn. Trong cả hai trường hợp, cần xem xét kỹ hơn khi các nấc kéo dài qua 48 tiếng.

Nhưng vì đây không phải là vấn đề phổ biến, nên điều trị có thể là vấn đề “thử và sai”. Chưa có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào để điều trị nấc khó chữa. Tuy nhiên, một số loại thuốc và liệu pháp đã được báo cáo thành công, bao gồm các thuốc như baclofen giãn cơ và gabapentin, được sử dụng để điều trị cơn động kinh hoặc co giật.

Cũng có lý do để cân nhắc điều trị những trường hợp nấc kéo dài. Tuy nấc không phải là mối đe dọa sự an toàn của người bị, song nó có thể làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống.

Bệnh nhân bị nấc khó chữa có thể gặp những vấn đề như khó ăn hoặc uống. Hệ quả có thể là sụt cân, mất ngủ do bị nấc suốt đêm, và sau đó - nếu bạn không ngủ trong hai đến ba tuần, bạn có thể bị trầm cảm và lo âu.

Các biện pháp giảm nấc

Không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế để ngăn chặn cơn nấc. Một số người giảm được nấc nhờ các biện pháp thay thế, từ kinh điển như nín thở đến thôi miên. Một cách khác là phun dấm vào mũi – được các bác sĩ mô tả là "có vẻ thực sự có tác dụng nhưng rõ ràng không dễ chịu lắm".

Một biện pháp khác cũng có tác dụng ở ít nhất một trường hợp: "Quan hệ tình dục được báo cáo đã làm giảm nấc một nam giới 40 tuổi mà cả metoclopramide và chlorpromazine cũng như mát-xa vòm miệng không tác dụng.

BS. Wodziak viết trên tờ Current Neurology and Neuroscience Reports. "Theo người bệnh, quan hệ tình dục với vợ tại thời điểm xuất tinh đã chấm dứt hoàn toàn cơn nấc".

Tất nhiên nếu bạn không thể thoát khỏi cơn nấc dai dẳng và khó chữa bằng những cách điều trị tại nhà – thì cần nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể xử lý nguyên nhân gây nấc hoặc quản lý cơn nấc bằng thuốc hoặc liệu pháp thích hợp. Vì vậy, nấc thường có tiên lượng tốt.

Theo USNews/Dantri

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast