Chúng ta có thể tự luyện tập để tăng độ phân giải cho mắt hay không?

Nhiều người có khả năng cảm nhận vượt ra ngoài cấu hình giác quan của họ, lọt vào vùng được gọi là “hyperacuity”.

UltimEyes là một ứng dụng di động cho phép chúng ta luyện tập thị giác. Nó được phát triển bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California. Theo thông tin từ nhà cung cấp, UltimEyes có thể cải thiện tầm nhìn rõ của một người từ phạm vi 2,2 m lên tới trên 6 m.

Thử nghiệm ứng dụng này trên các vận động viên bóng chày, các nhà khoa học đã báo cáo một sự cải thiện đáng kể về thành tích trong những trận đấu của họ. Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu đào tạo giác quan có thực hay không? Và chúng ta có thể tập luyện để có thể sở siêu thị giác?

chung ta co the tu luyen tap de tang do phan giai cho mat hay khong

Bạn có thể tự tập luyện để tăng độ phân giải cho mắt hay không?

Giác quan là thứ có thể tập luyện

Hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu bạn có khả năng nghe thấy những gì mọi người thì thầm sau lưng mình? Hoặc có thể đọc được lịch trình xe bus từ phía bên kia đường phố? Chúng ta vẫn hay gọi đó là siêu giác quan.

Một số người sinh ra với thính giác và thị giác nhạy bén hơn người, trong khi một số khác thì ngược lại. Nhưng với các giác quan khác thì sao? Câu trả lời là cũng tùy người.

Chẳng hạn như vị giác, một số người có số lượng lớn thụ thể trên đầu lưỡi tỏ ra rất nhạy cảm với vị ngọt. Điều đó có thể giúp họ uống cà phê không đường một cách tự nhiên. Tính ra, đó cũng là một “siêu năng lực” khiến không ít người phải thán phục.

Mặc dù vậy, siêu vị giác không phải lúc nào cũng tốt. Một số người không may mắn nhạy cảm với vị đắng hoặc vị cay có thể dễ bỏng lưỡi nếu họ ăn ớt hay uống rượu.

Đối với xúc giác, chúng ta biết phụ nữ sẽ thể hiện tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, điều thú vị là điều này hóa ra không liên quan mấy đến giới tính. Phụ nữ có xúc giác tốt hơn nam giới, đơn giản là vì họ có ngón tay nhỏ, đồng nghĩa với mật độ các cơ quan thụ cảm dày đặc hơn, cho độ phân giải cảm giác tốt hơn.

Một điều không thể phủ nhận, số lượng và mật độ các thụ thể giác quan đặt ra một giới hạn về những gì chúng ta có thể cảm thấy. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn tìm cách cải thiện giác quan của mình, đó chưa phải dấu chấm hết. Các giác quan của chúng ta dẻo dai hơn những gì bạn tưởng tượng.

chung ta co the tu luyen tap de tang do phan giai cho mat hay khong

Sẽ thế nào nếu bạn có khả năng nghe thấy những gì mọi người thì thầm sau lưng mình?

Có hẳn một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về khả năng cải thiện các giác quan con người. Trong đó, các nhà khoa học chỉ ra bạn hoàn toàn có thể nâng cao được thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác của mình bằng cách tập luyện như học ngoại ngữ hoặc chơi thể thao.

Tham gia vào một bài huấn luyện giác quan điển hình, học viên sẽ được trải nghiệm một loạt các kích thích và nhận thức về cách mà cơ thể họ đón nhận kích thích đó. Sau khi nhận thức được, học viên sẽ biết cách để rèn luyện nó.

Chẳng hạn như trong trường hợp xúc giác. Học viên sẽ được tập với các rung động trên ngón tay. Nhiệm vụ của họ là phân biệt xem hai rung động đó có khác nhau hay không.

Ban đầu, các nhà khoa học cho họ trải nghiệm hai cú rung có tần số khác xa nhau. Nhiều người nghĩ điều đó thật đơn giản. Nhưng càng về sau của bài tập, tần số của các cú rung lại được kéo gần lại, cho đến khi học viên phải mắc sai lầm rất nhiều lần mới có thể phân biệt được chúng.

Bằng cách học từ các cảm nhận sai này, chúng ta có thể cải thiện được giác quan của mình. Nó như một phòng tập gym dành cho xúc giác. Nhưng khác với cơ bắp, các giác quan còn có thể được cải thiện mà bạn chỉ cần ngồi một chỗ và nghĩ về chúng. Đương nhiên rồi, với thị giác chẳng hạn, bạn chỉ cần nhìn mà thôi.

Trong một thử nghiệm khác, các nhà khoa học đã đưa các học viên vào một máy quét não bộ để nói cho họ biết não họ đã “sáng lên” như thế nào khi được nhìn thấy một số kích thích thị giác điển hình. Việc này là một quá trình gọi là “phản hồi thần kinh”, trong đó, học viên chỉ cần nhận thức về những gì đã diễn ra trong não khi họ nhìn.

Kết thúc khóa học, những người tham gia được kiểm tra lại khả năng thị giác bằng cách cho phân biệt các hình ảnh khác nhau, kể cả các hình ảnh đã xuất hiện trong bài kiểm tra lẫn những hình ảnh hoàn toàn mới. Kết quả là thị giác của học viên đã tỏ ra nhanh và chính xác hơn sau khóa tập luyện.

chung ta co the tu luyen tap de tang do phan giai cho mat hay khong

Một học viên được đào thị giác đang kiểm tra não với máy cộng hưởng từ

Siêu giác quan đến từ bộ não

Vậy là khoa học đã có bằng chứng cho việc con người có thể đào tạo giác quan như việc tập thể dục hoặc học ngoại ngữ. Câu hỏi lúc này là liệu chúng ta có thể cải thiện giác quan của mình tới mức độ nào? Siêu giác quan là có thực hay không?

Phần lớn, điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian của các khóa huấn luyện và độ khó khăn của chúng. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra 2 tiếng tập luyện đã có thể tăng thêm 42% độ nhạy cảm của thị giác.

Điều đáng ngạc nhiên hơn, đó là có nghiên cứu báo cáo trường hợp về những người có khả năng cảm nhận vượt ra hẳn ngoài cấu hình giác quan của họ, lọt vào vùng được gọi là “hyperacuity”. Chẳng hạn như thị giác, họ có thể nhìn hình ảnh với độ phân giải nhỏ hơn cả khoảng cách giữa các thụ thể trong mắt.

Bạn có thể tưởng tượng đơn giản như thế này, một chiếc máy ảnh có cảm biến 16 megapixel thì không thể chụp ra một tấm ảnh 20 megapixel. Nhưng ở những người hyperacuity, họ hoàn toàn có thể nhìn thế giới bên ngoài với độ phân giải cao hơn độ phân giải của mắt. Điều tương tự cũng xảy ra với xúc giác và thính giác.

Tại sao điều này có thể xảy ra? Đó là do quá trình xử lý thông tin trong não bộ. Chúng ta không chỉ thu nhận tín hiệu ánh sáng phản chiếu từ vật thể qua mắt vào não bộ, mà còn cả vị trí của nó, cân nặng, độ cản gió, các lực tác động lên vật thể… Tổ chức tất cả các thông tin này lại củng cố ngược lại tất cả thông tin thị giác mà mỗi người nhận được.

Trên thực tế, một số lượng đáng kể nhận thức của chúng ta được bộ não tự tạo ra chứ không hề đi đến từ giác quan.

Ví dụ, trong tập luyện thị giác, điều bạn quan tâm không phải là làm cách nào để tăng số lượng thụ thể trong mắt. Điều đó là không thể, hoặc rất khó so với việc đào tạo chính não bộ củng cố và tăng độ phân giải và lọc nhiễu cho hình ảnh nhận được bằng các thông tin ngoại suy.

Một bằng chứng khác cho thấy đào tạo giác quan không cần phải thực hiện bằng cách gia tăng thụ thể, đó là việc trải nghiệm cảm giác lan truyền. Ví dụ, nếu bạn đào tạo xúc giác trên một ngón tay, kì diệu là cả các ngón tay khác cũng có thể được thụ hưởng thành quả.

chung ta co the tu luyen tap de tang do phan giai cho mat hay khong

Đào tạo giác quan có thể chống lại hoặc làm giảm bớt hệ quả của quá trình lão hóa

Với thực tế là chúng ta có thể đào tạo được các giác quan của mình trở nên nhạy bén hơn, một nhóm đối tượng thực sự có thể được hưởng lợi ích là người lớn tuổi.

Chúng ta biết giác quan của mọi người kém nhạy bén dần khi họ già đi, lý do vì các thụ thể cảm giác bị suy thoái dần cả về số lượng lẫn chất lượng.

Một số nhà phát triển công nghệ đã xây dựng các phương pháp đào tạo giác quan với mong muốn chống lại hoặc làm giảm bớt hệ quả của quá trình lão hóa.

Thế nhưng, nó cũng có thể được ứng dụng cho tất cả mọi người. Nếu các chương trình được xây dựng một cách có bài bản và khoa học, nó có thể cải thiện các giác quan của bạn khá đáng kể. Bằng chứng cho thấy những người tham gia các chương trình này đã thể hiện khả năng chơi thể thao tốt hơn sau đó, chẳng hạn với môn bóng chày.

Một số phiên bản của chương trình đào tạo giác quan có sẵn trên internet. Ví dụ bạn có thể thử UltimEyes – được thiết kế bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California. Cũng có một chương trình tương tự cho phép bạn cải thiện thính giác để nghe rõ tiếng nói trong đám đông.

Có thể trong thời gian tới, khả năng cải thiện giác quan sẽ nằm trong lòng bàn tay của con người. Theo đúng nghĩa đen là vậy, bạn đã có những ứng dụng di động đầu tiên cho phép luyện tập thị giác và thính giác. Chắc chắn, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ còn mang đến cho con người nhiều cơ hội hơn nữa.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast