Giải ngân các nguồn vốn do ngân sách quản lý: Tiến độ "rùa bò"

Đến thời điểm 31-8 đang còn 90 dự án với số vốn 187, 847 tỷ đồng chưa giải ngân được đồng nào. Đáng lưu ý lâu nay trên các diễn đàn, các kỳ tiếp xúc cử tri, vấn đề không có vốn đầu tư xây dựng hạ tầng vẫn được đề cập nhiều nhất...

Khối lượng hoàn thành các công trình, dự án mà các chủ đầu tư gửi KBNN thanh toán đến 31-8-2009 chỉ mới đạt tỷ lệ 16,5% kế hoạch. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Khối lượng hoàn thành các công trình, dự án mà các chủ đầu tư gửi KBNN thanh toán đến 31-8-2009 chỉ mới đạt tỷ lệ 16,5% kế hoạch. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Ngược lại năm nay nguồn vốn "đổ" về cho Lộc Hà 41 tỷ đồng gồm 12 công trình xây dựng mới nhưng đến 31-8-2009 giá trị khối lượng hoàn thành gửi đến kho bạc nhà nước chỉ 1, 1 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân 2, 26 tỷ đồng.

Hoặc như nguồn vốn đầu tư TP Hà Tĩnh bao gồm 7 dự án với số vốn thông báo 44, 696 tỷ đồng nhưng giá trị khối lượng hoàn thành đến 31-8 thanh toán qua KBNN chỉ mới 0, 5 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân 4, 09 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn bố trí từ tiền đất 9, 896 tỷ đồng vẫn chưa thực hiện giải ngân.

Tính đến thời điểm 31-8-2009, tổng số vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tỉnh Hà Tĩnh (chưa kể nguồn trái phiếu Chính phủ) qua KBNN là 2.184, 2 tỷ đồng với 336 dự án. Trong khi đó, giá trị khối lượng hoàn thành các công trình, dự án các chủ đầu tư gửi KBNN thanh toán đến 31-8-2009 chỉ mới 359 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 16,5% kế hoạch, số vốn KBNN đã giải ngân 909, 9 tỷ đồng, bằng 41,6% kế hoạch.

Nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ cả tỉnh giải ngân đến thời điểm này đạt hơn 40%, trong đó giải ngân đạt cao nhất là các công trình dự án về giáo dục (85,32%) thấp nhất là các công trình thuộc lĩnh vực giao thông - thủy lợi (20,67%), các công trình dự án y tế đạt 43,77%. Một điều thật khó hiểu, trong khi tỉnh còn khó khăn về nguồn thu, cơ sở kỹ thuật hạ tầng chưa phát triển đang rất cần nguồn vốn đầu tư nhưng khi có các nguồn vốn bổ sung thì xử lý lúng túng, giải ngân quá chậm.

Đến thời điểm này, Hà Tĩnh chỉ mới giải ngân được 1,4% nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương, 27,17% nguồn vốn tạm ứng ngân sách Trung ương và 37,74% nguồn vốn tạm ứng ngân sách địa phương. Thậm chí một số công trình, dự án mà các nguồn vốn thuộc các năm trước chuyển sang 2009 đến 30-6-2009 cũng chỉ giải ngân được 58,48%, trong đó nguồn ngân sách tập trung chỉ đạt gần 30%.

Một số nguồn vốn đến nay vẫn chưa giải ngân hoặc tỷ lệ giải ngân đạt quá thấp như: chương trình phòng chống xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV /AIDS; chương trình việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình nâng cấp trùng tu các di tích văn hóa; chương trình hỗ trợ phòng cháy rừng và vườn quốc gia; đầu tư hạ tầng NTTS và giống cây trồng vật nuôi v.v... Đến thời điểm này, ngoài 90 công trình dự án thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung của kế hoạch 2009, còn có 4 công trình thuộc nguồn trái phiếu, 153 công trình thuộc các nguồn từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 chưa được triển khai.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chậm, nhưng điều căn bản nhất theo chúng tôi đó là UBND tỉnh chưa xử lý nghiêm túc những dự án chậm giải ngân nên chưa có tác dụng răn đe. Theo đó một số sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố chưa có biện pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast