Rơm rạ lên ngôi, thóc gạo rớt giá.

Ngày mùa, rơm rạ thừa thãi đem cho hoặc đốt lấy gio. Bây giờ rét đậm, rét hại kéo dài, rơm đắt như châu, quế. Và, trớ trêu thay, gạo thóc lại rớt giá.

Rét đậm, lúa chết trắng đồng

Từ đầu tháng 12/2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh có đến 37 ngày rét với nền nhiệt độ từ 110C- 22,60C, trong đó có 13 ngày nhiệt độ nằm ở mức 150C. Rét buốt kèm theo mưa phùn đã làm cho trên 60% diện tích mạ và lúa gieo thẳng ở các trà xuân sớm và xuân trung trên cánh đồng Can Lộc bị chết (trong tổng số 1.526 ha mạ và 15.726 ha lúa gieo thẳng).

Rơm bán bằng cân
Rơm bán bằng cân

Hiện tượng mạ bị trắng lá, rễ phát triển kém và chết rét đang tiếp tục diễn ra ở các địa phương, nhất là các vùng mạ không che chắn ni lông tại Thạch Hà, Lộc Hà, Can Lộc… Dự kiến khoảng 15.000-17.000 ha cần bổ sung nguồn giống để gieo cấy lại.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, hiện nay toàn tỉnh cần trên 1000 tấn giống để bổ cứu số diện tích bị chết. Theo dự báo, thời tiết giá rét sẽ còn kéo dài, trùng vào thời vụ sản xuất trà lúa xuân muộn (chiếm 49,6% cơ cấu giống lúa đông xuân).

Khan hiếm nguồn thức ăn gia súc

Rét kéo dài khiến cho cỏ lụi tàn. “ Những luống cỏ sửa, cỏ voi chúng tôi trồng để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, vì rét, vì cắt quá nhiều nên không thể nảy mầm lên được”. Ông Phan Sinh (xóm 5, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) trao đổi. “ Trước đây bờ sông, ven đường quốc lộ, đường làng, những bãi trống chân đồi vv…là nơi có thể chăn dắt, nhưng bây giờ bờ sông sạt lở, kè đá, đồi núi có chủ, trồng cây cao su, cho nên chăn nuôi ngày thường đã khó, ngày rét đậm, rét hại còn khó khăn hơn…”. Ông Trần Tiếu (xóm 5, xã Sơn Trung, Hương Sơn) nói. “ Đợt rét năm 2010, tại Vũ Quang chúng tôi, trâu bò, nhất là bê và nghé bị chết rét vài chục con là do thả rông trong rừng. Nguồn thức ăn khan hiếm với lạnh, nhiều con đã bổ rét. Năm nay, chúng tôi rút kinh nghiệm, không thả rông mà những ngày rét đậm đóng trâu bò trong chuồng trai, che chắn gió, cho ăn rơm rạ, uống nước muối hẩm nóng”. Ông Nguyễn Việt (Hương Thọ, Vũ Quang) tâm sự.

Vào rừng cắt lá cho gia súc
Vào rừng cắt lá cho gia súc

Khan hiếm nguồn thức ăn, các chủ hộ đã cho gia súc ăn cây chuối, lá rừng, cỏ rừng và một số thức ăn tinh. “ Gia đình tôi có vườn chuối hột gần 100 cây. Mùa lạnh, cho ăn lá chuối, cắt cây chuối, trộn cám và muối. Cây chuối ăn được từ lá cho đến củ chuối, không trừ bỏ bất cứ phần nào. Đó là nguồn thức ăn tươi, sống dự trữ tốt nhất. Vì vậy, vào dịp rét, đàn gia súc nhà tôi có 4 con bò, 6 con hươu nhưng không bị động”. Ông Sinh nói thêm.

Vào những ngày áp tết, nhân dân miền núi Hà Tình không chỉ vào rừng sâu lấy lá giong, lấy giang, chặt củi vv mà vào rừng tìm lá, cắt cỏ cho trâu bò. “ Gay nhất, nếu rét kéo dài cả tết thì không biết lấy thức ăn đâu cho gia súc”. Ông Minh (Sơn Trung) lo lắng.

Rét kéo dài khiến cho nguồn rơm rạ cũng khan hiếm. Trên các trục đường giao thông, xuất hiện nhiều loại xe (ô tô, xe ngựa, xe bò lốp, xe máy) chở rơm, rạ đi bán, và tại các chợ, rơm rạ đã trở thành hàng hóa được giá

Giá rơm rạ lên, giá thóc thì rớt.

Sáng ngày 15-01-2012, trên đường Đến Hương Khê, chúng tôi bắt gặp trên đường Hồ Chí Minh nhiều xe ô tô dừng lại bán rơm, rạ. Rơm, rạ khan hiếm trở nên đắt đỏ, khiến người bán dùng cân. “ Thật hết chỗ nói. Ngày mùa, rơm rạ, chúng tôi có để ý đâu. Ai xin thì cho, thừa ra thì đốt lấy gio. Mà giờ bán cân. Đắt như châu, quế”. Ông Trịnh Lục (Sơn Trường) nói.

Được biết mỗi xe bò lốp rơm rạ có giá 350.000 đồng. Trong lúc đó, thóc rớt giá.

Ông Nguyễn Văn Mỹ (52 tuổi) ở xóm Hương Đình – Quang Lộc cho biết: “Chưa năm nào gần tết mà thóc đại hạ giá như năm ni (nay)”.

Anh Hoàng Trọng Vịnh và chị Nguyễn Thị Huyền chủ đại lí gạo Huyền Vịnh – xóm 6 xã Sơn Lộc trao đổi: “ Tháng 12 năm 2010, chúng tôi tiêu thụ được hơn 250 tấn còn năm nay mới chỉ xuất được đúng 5 tấn gạo. Đầu mùa mua nếp 75.000đ/tạ, tẻ 620.000/tạ; giờ thì nếp còn 550.000đ/tạ, tẻ 500.000 đ/tạ. Tồn kho hơn 30 tấn, tính sơ sơ chúng tôi mất gần 50 triệu”.

Càng gần tết nông dân trăm nỗi lo. “ Nhưng lo nhất là rét kéo dài, không gieo cấy được, không biết lấy đâu thức ăn cho gia súc…Vì vậy, với chúng tôi lúc này, nắng lên là Xuân về”. Ông Vũ Hằng (Hương Khê) bày tỏ.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast