Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh trong cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Đề án phục hồi SXKD, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng nay (18/5).

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh – Trưởng ban Chỉ đạo xử lý, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh (SXKD), đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn chủ trì cuộc họp.

Đánh giá đúng mức độ tác động

Tại cuộc họp, đại biểu được nghe dự thảo Đề án phục hồi SXKD, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, bên cạnh việc đánh giá tình hình SXKD và những khó khăn đối với hoạt động đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp (DN) trong điều kiện phòng chống dịch, dự thảo đề án tập trung phân tích quan điểm, định hướng và giải pháp phục hồi SXKD, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng chống dịch.

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Về Nghị quyết 123/2018/NQ –HĐND về các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp chưa nên điều chỉnh mà cần tập trung tối đa tổ chức thực hiện.

Dự thảo đề án đưa ra các nhóm giải pháp như tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn lực phát triển; rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch có liên quan để phục vụ công tác quản lý, kêu gọi và tổ chức triển khai; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư công.

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn: Khó khăn lớn nhất là tiêu thụ sản phẩm, cần có giải pháp về thu mua, bảo quản, chế biến và tìm kiếm thị trường...

Đặc biệt, dự thảo đề án tập trung rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế, chính sách đã ban hành nhằm hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khôi phục SXKD.

Trong đó, ban hành cơ chế, chính sách mới liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu; hỗ trợ hạt giống cho sản xuất vụ thu đông, kinh phí mua lợn nái hậu bị; chính sách huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng; chính sách hỗ trợ, bổ sung đối với giáo viên, người lao động làm việc tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp…

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Xuân Từ: Chính sách hỗ trợ cho các DN xuất khẩu các mặt hàng như nông sản, may mặc, dệt sợi... dự kiến khoảng 6,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, dự thảo đề án cũng phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện rõ cho các đơn vị liên quan; kiến nghị đề xuất đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Chính phủ.

Tham gia góp ý vào dự thảo đề án, cơ bản đại biểu đồng tình cao với các nội dung liên quan; góp ý một số nội dung sửa đổi về kết cấu đề án và tập trung cho ý kiến về phần rà soát, đề xuất sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách.

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng: Chính sách ban hành phải trên cơ sở cân đối nguồn lực...

Theo đó, đại biểu cho rằng, cần đánh giá đúng mức độ tác động của dịch để có chính sách chính xác; tiếp tục sàng lọc, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, sự cần thiết của cơ chế, chính sách để đảm bảo tính khả thi.

Cần tập trung vào giải pháp lâu dài

Xây dựng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị tập trung vào các giải pháp lâu dài, “phi chính sách”… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho phát triển.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đánh giá cao sự tập trung của đơn vị liên quan trong việc xây dựng dự thảo đề án; đề nghị Sở KH&ĐT tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp, nghiên cứu lại tên đề án, xem xét lại dung lượng, phân công đầu việc cụ thể, có thời hạn…

“Phạm vi đề án tập trung vào hai nhóm gồm cả khôi phục và phát triển SXKD. Do vậy, ngoài việc bổ sung, xây dựng các chính sách cần thiết, cần tập trung vào các giải pháp lâu dài, “phi chính sách”… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho phát triển” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành liên quan đến các chính sách trong đề án tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung nội dung. Sở KH&ĐT xem xét, tổng hợp các chính sách thành 1 nghị quyết gắn với đề án để các đối tượng thụ hưởng dễ tiếp cận…

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast