Cấm vận Nga: Tại sao nói thì dễ, làm lại khó?

Mỹ, nước phụ thuộc vào nguồn cung ứng urani làm giàu từ Nga, sẽ khó có thể áp đặt những lệnh cấm vận dài hạn nhằm vào Moskva.

Crimea (Crưm) đã sáp nhập vào Nga; còn Mỹ và phương Tây thì vẫn mải miết với các cuộc thảo luận áp đặt chống Nga. Thế nhưng đây là điều nói thì dễ, làm mới khó. Dường như “chú Sam” không có ý định đưa ra các lệnh cấm vận dài hạn.

Các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào Nga
Các nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ hiện phụ thuộc nhiều vào Nga

Các liên kết kinh tế - chính trị giữa Mỹ và Nga chưa chắc đã là điều quyết định. Nhưng ở Mỹ có một ngành công nghiệp phụ thuộc vào phần lớn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Nga – đó là các nhà máy điện hạt nhân.

Sự phụ thuộc này của Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Lịch sử bắt đầu từ những năm 1990, khi dự án hạt nhân HEU-LEU được khởi động sau sự sụp đổ của Liên Xô. Theo thỏa thuận này, urani làm giàu cấp độ cao (HEU) từ các đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ được chuyển đổi thành urani làm giàu cấp độ thấp (LEU) để sử dụng cho các nhà máy điện nguyên tử tại Mỹ.

Tuy nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung điện, nhưng Mỹ hiện vẫn phải phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, với sản lượng điện lên đến 100 GW. Năm 2014, dự kiến Mỹ sẽ phải cần đến 21.600 tấn urani để đáp ứng cho các nhà máy điện này, trong khi đó, khả năng sản xuất nội địa của Mỹ chỉ đạt khoảng 10% số này – theo số liệu của Cơ quan thông quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Nhập khẩu bù đắp thiếu hụt là xu thế tất yếu, năm 2012, ước tính Mỹ cũng đã phải nhập đến 80% lượng số urani dùng cho điện hạt nhân.

Nhưng đó mới chỉ là một mặt của câu chuyện. Thách thức không phải là việc mua urani (quặng, luyện thô), mà là quá trình phải chuyển đổi urani này thành năng lượng hạt nhân có thể sử dụng được – nói cách khác là làm giàu urani. Dù thế nào đi nữa, Mỹ sẽ còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của Nga, do năng lực làm giàu hạn chế. Hiện nay, trách nhiệm làm giàu này thuộc về các công ty tư nhân đóng tại Mỹ. Thế nhưng trong số này, các công ty thực sự của Mỹ chỉ chiếm 20%. Các cơ sở nước ngoài nắm giữ phần còn lại: châu Âu chiếm khoảng 35%, và 45% còn lại nằm trong tay các doanh nghiệp của Nga. Nói cách khác, không có các cơ sở làm giàu “bản địa” ở Mỹ và làm giàu hạt nhân phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là Nga.

Có lẽ vậy mà dù dự án HEU-LEU mới hết hạn, nhưng Mỹ lại rất sốt sắng với việc nới rộng vòng đời dự án, bằng việc gia hạn. Đặc biệt, khi mà các công ty cung ứng urani của Mỹ có kế hoạch đệ đơn phá sản, thì vai trò của các cơ sở làm giàu nước ngoài, nhất là Nga, sẽ tăng lên nhiều lần. Nói tóm lại, nếu áp đặt cấm vận chống Nga, Mỹ sẽ có thể phải tính đến việc tìm kiếm các nguồn urani làm giàu ngoài Nga, nhưng đây là điều không hề dễ dàng trong lĩnh vực hạt nhân. Người mất khi đó chính là ngành năng lượng hạt nhân Mỹ.

Nguồn: Baotintuc

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast