Gốm Bát Tràng - vẻ đẹp tinh tế

(Baohatinh.vn) - Gốm Bát Tràng (Thanh Trì-Hà Nội) nổi tiếng với vẻ đẹp dân dã mà cao sang, tinh tế mà rực rỡ.

Thông qua bàn tay khéo léo, đầu óc sáng tạo và tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, các nghệ nhân làng gốm đã sáng tạo nên các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày cũng như xây dựng các công trình văn hóa tâm linh, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân.

Hiện Bát Tràng có 1.000 hộ làm gốm, từ sản xuất, gia công đến kinh doanh. Mỗi hộ trung bình có 20 người, doanh thu hàng tỷ đồng năm. Thợ gốm có nhiều bậc, nhiều loại. Riêng thợ vẽ thu nhập mỗi tháng bình quân 15 triệu đồng.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, nhiều sản phẩm gốm của các nước rất đẹp, sản xuất nhanh, độ bóng và hoa văn giống nhau đến từng chi tiết nhỏ. Nhưng người sành gốm vẫn ưa gốm Bát Tràng sản xuất thủ công bởi sự nhào nặn, chế tác và nét vẽ hoa văn công phu, dẫu có đôi chỗ chưa phẳng lì hoặc nét vẽ không giống nhau 100%.

Các sản phẩm thủ công ấy đắt hơn các sản phẩm công nghiệp bởi ngoài công đoạn tạo hình thô phải sử dụng máy dập khuôn thì các công đoạn còn lại đều phải sử dụng bàn tay tỉ mẩn và tâm hồn, tình yêu của nghệ nhân gửi vào trong đó.

Một sản phẩm gốm phải ít nhất 2 lần vào lò nung. Nung lần thứ nhất ở 700- 8000C độ, lần thứ 2 ở nhiệt độ 1.2000C. Nếu là gốm trắng có hoa thì phải nung thêm lần thứ 3 ở nhiệt độ 7000C. Men gốm có hàng trăn loại, xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ…

Một ngày đến thăm làng gốm cổ Bát Tràng, chúng tôi đã cảm nhận và ghi lại một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và những sản phẩm mang vẻ đẹp tinh tế, đậm nét văn hóa cổ truyền của cư dân nơi đây:

Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn. Bình sứ và sành các loại
Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn. Bình sứ và sành các loại
Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn. Bình sứ và sành các loại

Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn.

Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn. Bình sứ và sành các loại
Từ hòn đất bình dị, qua bàn tay nhào nặn, rồi đưa vào máy dập khuôn thành sản phẩm thô, thợ sẽ quét hồ và đưa vào lò nung, sau đó vẽ hoa văn. Bình sứ và sành các loại

Bình sứ và sành các loại

Hoa văn trên một chiếc bình có tay; cảnh tùng, trúc, cúc, mai trên những bộ tứ bình.
Hoa văn trên một chiếc bình có tay; cảnh tùng, trúc, cúc, mai trên những bộ tứ bình.

Hoa văn trên một chiếc bình có tay; cảnh tùng, trúc, cúc, mai trên những bộ tứ bình.

Hoa văn gốm Bát Tràng trên bộ ấm trà, ly cà phê

Hoa văn gốm Bát Tràng trên bộ ấm trà, ly cà phê

Các sản phẩm gốm dân dụng và gốm xây dựng của Nghệ nhân Nguyễn Bá Kiên, chủ cơ sở sản xuất gốm Kiên Lan
Các sản phẩm gốm dân dụng và gốm xây dựng của Nghệ nhân Nguyễn Bá Kiên, chủ cơ sở sản xuất gốm Kiên Lan
Các sản phẩm gốm dân dụng và gốm xây dựng của Nghệ nhân Nguyễn Bá Kiên, chủ cơ sở sản xuất gốm Kiên Lan
Các sản phẩm gốm dân dụng và gốm xây dựng của Nghệ nhân Nguyễn Bá Kiên, chủ cơ sở sản xuất gốm Kiên Lan

Các sản phẩm gốm dân dụng và gốm xây dựng của Nghệ nhân Nguyễn Bá Kiên, chủ cơ sở sản xuất gốm Kiên Lan

Gốm Bát Tràng - vẻ đẹp tinh tế ảnh 13

Bên ngoài một cửa hàng bán gốm Bát Tràng

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast