Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh: Quy định rõ việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp

(Baohatinh.vn) - Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Nguyễn Văn Sơn tham gia phát biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh: Quy định rõ việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp

Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh - Nguyễn Văn Sơn tham gia thảo luận tại hội trường

Trước hết, đại biểu khẳng định việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương là rất cần thiết, tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong công cuộc cải cách tổ chức bộ máy và cải cách hành chính hiện nay.

Từ đó, đại biểu đã thẳng thắn đề xuất những ý kiến thiết thực liên quan đến vấn đề phân quyền, phân cấp và ủy quyền của chính quyền địa phương các cấp, số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, trưởng ban, phó trưởng chuyên trách của HĐND cấp tỉnh…

Đại biểu cho rằng cần quy định rõ hơn việc phân cấp, ủy quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương để đảm bảo thống nhất các quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11, Khoản 1 Điều 12, Khoản 3 Điều 13, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, đại biểu đồng ý việc quy định trong luật một số nhiệm vụ cụ thể mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền. Từ đó, chính quyền địa phương có thể chủ động linh hoạt trong việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh: Quy định rõ việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Về số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, đại biểu nhất trí với phương án 2 trong báo cáo giải trình của UBTVQH, quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.

Về số lượng lãnh đạo các ban HĐND cấp tỉnh, đại biểu thống nhất với phương án 1. Trưởng ban HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND chuyên trách, không phải là đại biểu HĐND kiêm nhiệm. Đối với phó trưởng ban HĐND cấp tỉnh thì có thể bố trí 1 phó trưởng ban là đại biểu HĐND chuyên trách và 1 phó trưởng ban là đại biểu HĐND kiêm nhiệm.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND cấp tỉnh, đại biểu đề nghị quy định cụ thể các nội dung mà HĐND tỉnh có thể ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh quyết định giữa hai kỳ họp để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, cấp bách không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, trong quá trình điều hành cần xin ý kiến của HĐND.

Đại biểu diễn giải Thường trực HĐND tỉnh là linh hồn của HĐND tỉnh, cơ quan đại diện cho HĐND tỉnh, do đó việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra, đối với Luật Tổ chức chính phủ, đại biểu tán thành với việc sửa đổi khoản 2 Điều 40 của Luật hiện hành theo hướng Chính phủ quy định số lượng cấp phó tối đa của các vụ, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, làm cơ sở để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định số lượng cụ thể của từng đơn vị theo yêu cầu công việc.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast