21 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực báo chí được chuyển Trung ương xử lý

(Baohatinh.vn) - Chiều 16/10, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Trọng Nhiệu làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Thông tin - Truyền thông (TT&TT) để nghe báo cáo tình hình và kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

21 vu viec vi pham trong linh vuc bao chi duoc chuyen trung uong xu ly

Thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh, tình hình vi phạm trong lĩnh vực thông tin trên mạng internet, báo điện tử, mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp diễn ra phức tạp.

Từ 1/7/2013 đến nay, đã có 21 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực báo chí được Sở TT&TT chuyển Thanh tra Bộ TT&TT, Cục Báo chí xử lý. Trong đó, điển hình là vụ xử lý tạm dừng hoạt động (tạm giữ thẻ nhà báo) 6 tháng đối với nhà báo Dương Chí Sỹ - Báo Kinh doanh và Pháp luật; đình chỉ xuất bản 4 số và phạt 30 triệu đồng đối với Tạp chí Quê hương ngày nay; phạt tiền Báo điện tử Dân việt 10 triệu đồng và phạt tiền Báo Thanh niên 4 triệu đồng vì đưa hình ảnh, thông tin sai sự thật.

21 vu viec vi pham trong linh vuc bao chi duoc chuyen trung uong xu ly

Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hổ: Không thể phủ nhận vai trò của lực lượng báo chí đối với sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh hiện nay quá phức tạp, có không ít người “mượn danh” hoặc lợi dụng báo chí để gây khó khăn, nhũng nhiễu.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT cũng đã tổ chức kiểm tra và đề nghị đình chỉ 2 văn phòng đại diện do thực hiện không đúng quy định; xử phạt trang tin hatinh24h.vn 15 triệu đồng; đề nghị tạm ngừng tên miền tinhatinh.vn 45 ngày.

21 vu viec vi pham trong linh vuc bao chi duoc chuyen trung uong xu ly

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Đặng Quốc Cương: Thực tế ở cơ sở hiện nay, các “nhà báo”, trong đó chủ yếu là đội ngũ CTV hoạt động quá nhiều, gây khó khăn cho địa phương, nhất là các trường học.

Hiện tại, trên địa bàn Hà Tĩnh có 28 cơ quan báo chí Trung ương, với tổng số 42 phóng viên, cộng tác viên đang hoạt động, nhưng chưa làm thủ tục để thành lập văn phòng đại diện, hoặc đăng ký phóng viên thường trú.

21 vu viec vi pham trong linh vuc bao chi duoc chuyen trung uong xu ly

Phó trưởng ban Pháp chế Nguyễn Huy Hùng: Hiện nay, có không ít người lợi dụng các trang mạng xã hội (Facebook) nói xấu, xuyên tạc các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, Sở TT-TT cần làm tốt công tác quản lý, tham mưu cho các cấp, ngành có biện pháp xử lý tốt theo thẩm quyền.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu có nhiều ý kiến xung kết quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của ngành. Đặc biệt, vấn đề nóng nhất là đi sâu phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, giải pháp và vai trò trách nhiệm quản lý báo chí, nhất là hoạt động của các cơ quan báo chí Trung ương trên điạ bàn.

21 vu viec vi pham trong linh vuc bao chi duoc chuyen trung uong xu ly

Phó Giám đốc Sở TT-TT Đậu Tùng Lâm: Nhiều địa phương, cơ sở do sợ hoặc ngại đụng chạm nên không thực hiện đúng quy chế phát ngôn, không báo cáo và cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến những vi phạm của báo chí...

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Trọng Nhiệu đánh giá cao kết quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực thông tin truyền thông thời gian qua; chỉ ra một số tồn tại, nêu các giải pháp cần tập trung thời gian tới.

Đặc biệt, Sở TT-TT cần phát huy tốt vai trò tham mưu, quản lý các hoạt động báo chí, nhất là đối với các cơ quan báo chí Trung ương chưa làm thủ tục để thành lập văn phòng đại diện hoặc đăng ký phóng viên thường trú vẫn cử phóng viên hoạt động trên địa bàn.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast