Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi

(Baohatinh.vn) - Chiều 7/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi).

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi ảnh 1

Luật MTTQ Việt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X, là cơ sở pháp lý để MTTQ Việt Nam thực hiện có hiệu quả quyền và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần các Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng, Luật đã bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Nguyễn Huy Thông: Tại điều 1 khoản 4 quy định “ĐCSVN vừa là tổ chức thành viên vừa là lãnh đạo MTTQVN”, nên sửa lại là “ĐCSVN lãnh đạo MTTQVN”, vì Hiến pháp đã quy định ĐCSVN lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, nếu quy định Đảng là thành viên của MTTQVN sẽ coi Đảng là “phần cứng” trong cơ cấu của Mặt trận, trái với điều 1 khoản 2 “Tổ chức hoạt động của MTTQ phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ…”
Nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Nguyễn Huy Thông: Tại điều 1 khoản 4 quy định “ĐCSVN vừa là tổ chức thành viên vừa là lãnh đạo MTTQVN”, nên sửa lại là “ĐCSVN lãnh đạo MTTQVN”, vì Hiến pháp đã quy định ĐCSVN lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, nếu quy định Đảng là thành viên của MTTQVN sẽ coi Đảng là “phần cứng” trong cơ cấu của Mặt trận, trái với điều 1 khoản 2 “Tổ chức hoạt động của MTTQ phải được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ…”
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi ảnh 3
Nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Trần Thanh Bình: Cần có chế tài, quy định giám sát chặt chẽ; làm rõ tính chất giám sát của MTTQVN; quy định cụ thể trình tự, thủ tục, giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát…

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) trong đó tập trung vào các nội dung như: quy định về chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của MTTQ; quy định về nhiệm vụ phản biện xã hội, về hoạt động của MTTQ trên một số lĩnh vực; về điều kiện đảm bảo hoạt động của MTTQ; đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ cho phù hợp với tình hình mới.

Ý kiến của các đại biểu còn trực tiếp góp ý xây dựng vào từng chương, điều luật cụ thể.

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi ảnh 4
Chủ tịch UBMTTQ huyện Lộc Hà - Phạm Hạnh: Hoạt động phản biện xã hội còn chung chung, phạm vi, đối tượng hạn hẹp; mặt khác, chúng ta cần xây dựng cơ chế kèm theo trong quá trình thực hiện phản biện, để sau khi có ý kiến phản biện thì các cơ quan chức năng và ngành liên quan phải có tiếp thu, phản hồi…
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi ảnh 5
Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nguyễn Ngọc Mỹ: Cần khẳng định rõ thêm vai trò, vị trí của Ban công tác mặt trận ở thôn, xóm; cần quy định cụ thể hơn về hệ thống, cơ cấu của MTTQ như thể hiện tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 của dự thảo Luật.

Các ý kiến trao đổi sẽ được UBMTTQ tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tập hợp, thống nhất, phân tích bổ sung trình UBMTTQ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp tới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast