Tiền tệ châu Á dự kiến sẽ đối mặt với một năm đầy biến động

Tiền tệ châu Á có thể sẽ đối mặt một năm 2015 đầy biến động khi chính sách của các ngân hàng trung ương có sự khác biệt rõ rệt khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất vào năm tới.

Ảnh: theaustralian.com.au

Ảnh: theaustralian.com.au

ANZ cho biết “Fed sẽ tăng lãi suất trong năm tới, trong khi một số ngân hàng trung ương châu Á sẽ đi theo hướng ngược lại. Động lực tăng trưởng chắc chắn là lựa chọn hàng đầu của Mỹ trong khi việc chậm tái cơ cấu và tuần hoàn ở một số ngân hàng châu Á có thể cho thấy độ hẹp khác biệt về tăng trưởng”.

Theo khảo sát mới nhất của CNBC với các nhà kinh tế, chiến lược và quản lý quỹ của Fed công bố tuần trước, Fed được cho là sẽ tăng lãi suất trong tháng 7/2015 sau khi hoàn tất chương trình nới lỏng định lượng năm nay.

Ngược lại, hầu hết các ngân hàng trung ương châu Á đang hạ lãi suất. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hai năm vào tháng 10, trong khi Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cắt giảm lãi suất thấp kỷ lục cũng trong tháng đó. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn cam kết cho nỗ lực kích thích kinh tế khổng lồ của mình. Thái Lan và Australia cũng đang kêu gọi cắt giảm lãi suất.

ANZ dự báo tiền tệ châu Á sẽ giảm 3% trong năm 2015 “mức giảm tương tự như năm 2014”, đồng thời cũng nhấn mạnh thêm rằng “rủi ro nghiêng về phía thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ dẫn đến việc các danh mục đầu tư lớn hơn sẽ rút khỏi khu vực".

“Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và các nền kinh tế hoàn toàn không đồng nhất và việc giá dầu sụt giảm đã tạo ra một sự chênh lệch địa chính trị và kinh tế mới đầy kịch tính cho thị trường toàn cầu", John Hardy, người đứng đầu ban chiến lược gia ngoại hối của Saxo cho biết trong một báo cáo vào tuần trước. Ông dự kiến "sức mạnh đồng đô la Mỹ sẽ đem lại cho nước này kết quả mới" vào năm tới.

Tác nhân biến động

Theo Hardy, có bốn tiềm năng có thể là chất xúc tác cho sự biến động tiền tệ trong năm tới bao gồm: Lưu chuyển tiền tệ trái phiếu Mỹ, việc từ chức của Mario Draghi - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá và sự suy yếu đáng kể của đồng yên Nhật.

"Đã có những dấu hiệu cho thấy thị trường trái phiếu rác (trái phiếu rủi ro cao hoặc trái phiếu lợi suất cao) ở Mỹ đang trong tình trạng căng thẳng nghiêm trọng vào cuối năm 2014". Hardy cho biết: "Trái phiếu rác liên quan đến dầu đá phiến của Mỹ là rõ ràng nhất trong vùng nguy hiểm và việc dòng đầu tư rút ra khỏi trái phiếu rác cho thấy tình trạng lộn xộn và Fed đang ngừng tất cả những suy nghĩ về việc tăng lãi suất, sẽ khiến đồng đô la suy yếu mạnh".

Các quỹ trái phiếu rác công ty đang có hiệu suất tồi tệ nhất trong vòng 6 năm qua, với các quỹ tương hỗ năng suất cao tăng 2,8% vào cuối tháng 11, trong khi chỉ số trái phiếu rác Merrill Lynch giảm 1,6% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11.

Trong khi đó, ông Draghi - chủ tịch ECB không có sự hỗ trợ cần thiết cho việc nới lỏng đáng kể mà ông muốn sử dụng để giữ cho khu vực đồng euro khỏi vùng nguy hiểm của giảm phát; lạm phát tháng 11 ở mức 0,3% - thấp nhất trong 5 năm qua. Nếu Draghi không có được những gì ông muốn, ông có thể từ chức vào năm 2015 vốn được coi là bước nhảy cho khu vực này.

Tại Trung Quốc, nguy cơ giảm phát tăng lên trong bối cảnh bong bóng tín dụng, có một nguy cơ rằng nước này sẽ phá giá đồng nhân dân tệ. Điều này sẽ hình thành một làn sóng giảm phát với phần còn lại của thế giới, mở ra "một chương hoàn toàn mới và nguy hiểm cho các cuộc chiến tranh tiền tệ".

Đối với đồng yên, "có nguy cơ rõ rệt là chương trình nới lỏng mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản chỉ đơn giản là quá nhiều và chúng ta thấy một sự sụp đổ niềm tin trong nước vào đồng yên năm 2015”, Hardy cho biết thêm./.

Vũ Hoa (theo CNBC)

Nguồn: Thời báo Tài chính VN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast