"Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường"

(Baohatinh.vn) - Vượt qua nỗi đau thể xác do di chứng của chiến tranh để lại, nhờ chịu thương, chịu khó và ý chí, nghị lực của người lính, những người thương binh nặng ¼ ở Hà Tĩnh đã tìm được con đường thoát nghèo, nuôi con cái trưởng thành, xây dựng nhà cửa khang trang…

"Chỉ còn 1 chân, nhưng tôi còn cả đôi tay"

Tháng 12/1967, sau khi được kết nạp Đảng, tròn 20 tuổi, ông Phạm Văn Lý (SN 1947, ở xã Thạch Vĩnh, Thạch Hà) đã viết đơn tình nguyện lên đường đi đánh Mỹ. Ông được phân về đơn vị C5-D27 - Đoàn 559 tham gia chiến đấu trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử.

“Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường”

Thương binh Phạm Văn Lý tự hào kể về chiến công của mình

Trong cuộc chiến ác liệt, mặc dù nhiều lần bị thương, ông và đồng đội vẫn luôn quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao phó.

Giữa năm 1971, trong trong trận đánh ác liệt tại một bến phà bên đất bạn Lào, đồng đội của ông hy sinh và bị thương rất nhiều, riêng ông Lý trúng đạn bị thương rất nặng khiến chân trái bị dập nát. Dù các bác sĩ đã hết sức cứu chữa, nhưng cuối cùng chân trái của ông cũng phải cắt đi, sau đó ông được chuyển về tuyến sau tiếp tục điều trị.

“Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường”

Dù tuổi cao nhưng hàng ngày thương binh Phạm Văn Lý vẫn làm chổi đót kiếm thêm thu nhập

4 năm điều trị vết thương, an dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh ở Thanh Hóa và Nghệ An là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với ông. Ông Lý tâm sự: "Lúc mới bị thương, vì mặc cảm, tôi đã giấu gia đình và tính tới cái chết, nhưng được sự động viên của các đồng chí trong đơn vị và nhận thấy có nhiều người còn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình nên tôi đã vượt qua".

Đến cuối năm 1974, sau một thời gian điều dưỡng ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng ở Nghệ An, ông xin về an dưỡng tại địa phương để có điều kiện giúp vợ con. Trở về với gia đình, trên mình mang nhiều vết thương, tỷ lệ thương tật trên 81%, cuộc sống gia đình dựa vào mấy sào ruộng và tiền trợ cấp thương binh hạng ¼, ông Lý và gia đình khá chật vật.

Không thể ngồi nhìn cảnh gia đình rơi vào bế tắc, ông kiên trì tập luyện để có thể đi lại và học nghề may để tìm việc làm. Ông được nhận vào làm công nhân thợ may ở huyện Hương Sơn, Can Lộc nhưng sau đó do đi lại khó khăn, lại thêm thu nhập không đủ để nuôi con nên xin nghỉ làm công nhân may về quê. Vốn năng động và chịu khó, ông cùng vợ bươn trải đủ nghề, từ bán thịt lợn, bán tạp hóa… đến làm chổi đót để kiếm tiền nuôi 5 đứa con ăn học.

“Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường”

Bà Nguyễn Thị Vân tuy bị bệnh nhưng vẫn giúp ông Lý trong sinh hoạt hàng ngày

Nói về hành trình chinh phục khó khăn của mình, ông Lý tâm sự: “Không ít lần tôi chán nản, bế tắc nhưng rồi tôi nghĩ, mình là người lính, bom đạn còn không làm mình gục ngã thì lẽ nào chùn bước trước những thử thách của cuộc sống đời thường. Chỉ còn 1 chân, nhưng tôi còn cả đôi tay, và tôi đã nuôi con ăn học bằng đôi tay chịu khó, kiên trì của mình". Sự vững vàng của người thương binh 1/4 đã giúp cuộc sống gia đình ông ngày càng khá lên, đảm bảo nuôi dạy con ăn học. Hiện, 5 người con của ông đã trưởng thành, công việc ổn định và có thu nhập khá.

Cắt tóc, sửa xe đạp nuôi 3 con học đại học...

Đến tổ dân phố 9, phường Bắc Hồng (thị xã Hồng Lĩnh), nhiều người dân kể về câu chuyện vượt khó nuôi 3 con học đại học của thương binh ¼ Trần Xuân Thủy (SN 1956) với niềm tự hào và trìu mến.

“Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường”

Mặc dầu sức khỏe có hạn, vết thương hành hạ khi trái gió trở trời, nhưng thương binh 1/4 Trần Xuân Thủy vẫn luôn cố gắng cùng Hội CCB tham gia các phong trào của địa phương

“Năm 1989, tôi từ Khu điều dưỡng thương binh 4 Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An) trở về làng sinh sống cùng vợ con ở xã Đức Lâm (Đức Thọ). Dù thương tật lớn nhưng được trở về với vợ con, gia đình, tôi đã có điểm tựa tinh thần to lớn để đứng lên trong cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn. Tôi thấy mình còn quá may mắn so với đồng đội của mình, những người đã ngã xuống” - ông Trần Xuân Thủy tâm sự.

Nhập ngũ năm 1974, ông Thủy tham gia kháng chiến chống Mỹ và có nhiều thành tích trong chiến đấu, được kết nạp Đảng tại trận khi có hành động dũng cảm ở Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang). Đến năm 1978, ông tham gia chiến trường Campuchia và bị thương. Ông được đưa về Đoàn điều dưỡng 200 Quân khu 4 với vết thương sọ não, sức khỏe rất yếu, lên cơn động kinh liên tục. Đến năm 1987, ông được chuyển về điều dưỡng tại Khu điều dưỡng thương binh 4 Nghệ Tĩnh (nay Nghệ An).

“Bom đạn không làm mình gục ngã, lẽ nào chùn bước trước thử thách đời thường”

Dù đã nghỉ nghề sửa xe đạp, nhưng ông Trần Xuân Thủy vẫn giữ lại đồ nghề một thời đã giúp ông kiếm tiền nuôi con ăn học

Khi trở về làng, mặc dù sức khỏe rất yếu nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, ông Thủy vẫn ra Bắc vào Nam buôn các nhu yếu phẩm cần thiết, làm hơn mẫu ruộng để nuôi 3 con ăn học. Năm 1993, vợ chồng ông quyết định chuyển gia đình xuống sống tại thị xã Hồng Lĩnh với mục đích cho con có điều kiện học hành thuận lợi hơn.

Để có thêm tiền nuôi con ăn học và trang trải cuộc sống hàng ngày, vợ ông mở quán tạp hóa buôn bán nhỏ tại nhà. Còn ông mở tiệm cắt tóc, sửa chữa xe đạp, rửa xe máy… Dù sức khỏe yếu nhưng ông cố gắng làm mọi việc, thậm chí có lúc phải vay mượn ngân hàng để cho con ăn học nên người. Các con của ông bà hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, chăm ngoan, học giỏi nên đã ra trường trưởng thành và có việc làm ổn định.

Vượt qua quãng đường gian khó nhất, đến nay ông Thủy đã có thể nghỉ ngơi bởi con cái đều đã trưởng thành. Mặc dầu sức khỏe có hạn, vết thương hành hạ khi trái gió trở trời, nhưng ông vẫn luôn cố gắng tham gia hoạt động Hội Cựu chiến binh, động viên con cháu tích cực tham gia các phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa, đô thị văn minh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast