Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian tới, ngành Tư pháp cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng các Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật của Việt Nam tăng 6 bậc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: Năm 2021, ngành Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành các vấn đề vĩ mô, liên quan đến quốc kế dân sinh, phòng chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi và phát triển KT-XH.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thứ hạng của chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật của Việt Nam năm 2021 tăng 6 bậc. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội, tạo thế mạnh trong việc thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện các kết quả đạt được, nhận định rõ tồn tại và nguyên nhân, xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp thực hiện chương trình phục hồi phát triển KT-XH của đất nước trong thời gian tới.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: TTXVN).

Năm 2021, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng, Quốc hội; quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gắn chặt với sự chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 784 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Ở các địa phương, đã ban hành 3.619 VBQPPL cấp tỉnh; ban hành 1.891 VBQPPL cấp huyện; có 2.588 VBQPPL cấp xã. Toàn ngành đã kiểm tra theo thẩm quyền 12.366 VBQPPL.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Các đại biểu tham dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành xong 493.971 việc với trên 45.705 tỷ đồng. Cơ quan đăng ký hộ tịch đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho 2.754.290 trường hợp, đăng ký khai sinh lại cho 2.526.820 trường hợp, 3.265 trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài. Trên toàn quốc đã giải quyết 2.136 trường hợp nuôi con nuôi trong nước, 135 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp đã cấp được tổng số 555.370 phiếu lý lịch tư pháp; cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho 1.005 trường hợp; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 72 công chứng viên; cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá viên cho 13 trường hợp, cấp Giấy phép thành lập 4 Trung tâm trọng tài thương mại...

Ngoài ra, các công tác trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng... đạt nhiều kết quả tích cực.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Các đại biểu ở điểm cầu Hà Tĩnh theo dõi phóng sự về kết quả công tác tư pháp năm 2021.

Đánh giá về công tác tư pháp trong năm 2021 cho thấy, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, đổi mới sáng tạo. Công tác rà soát VBQPPL đạt nhiều kết quả tích cực. Việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh COVID-19 được thực hiện kịp thời. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật đối với một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp được nâng cao.

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành đã làm rõ những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Năm 2022, ngành Tư pháp đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tổ chức thi hành hiệu quả VBQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; triển khai thực hiện Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp các cấp.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng hoàn thiện pháp luật; tăng cường quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; tham mưu với Chính phủ trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp phức tạp trong hoạt động đầu tư quốc tế; đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị (Ảnh: TTXVN).

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, ghi nhận những kết quả ngành Tư pháp đã đạt được trong thời gian qua. Các thành tựu đó đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, ngành Tư pháp cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng thể chế - 1 trong 3 khâu đột phá đối với quá trình đổi mới để có môi trường pháp lý phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, giải quyết vướng mắc trong thực tiễn; lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật.

Rà soát, tháo gỡ vướng mắc về thể chế phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Đẩy mạnh công tác xây dựng đảng trong sạch vững mạnh đi đôi với xây dựng sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn hiệu lực hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tư pháp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với chịu trách nhiệm và gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả của công tác tư pháp trong tình hình mới...

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong xây dựng và thực thi pháp luật

Thủ tướng phạm Minh Chính trao huân chương, bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast