Động lực phát triển trung tâm luyện thép Việt Nam

Sau gần 50 năm phát hiện ra mỏ sắt Thạch Khê, giờ đây chúng ta mới đủ điều kiện tự lực khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nằm ở độ sâu (-750) mét để chủ động cung cấp nguyên liệu cho trung tâm luyện thép ở Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng.

Mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra mỏ sắt Thạch Khê ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) có trữ lượng 554 triệu tấn (chiếm hơn ½ trữ lượng quặng sắt toàn quốc), lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Do quặng tụ tập trung đến độ sâu (-750) mét, lại nằm sát bờ biển nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa có giải pháp tối ưu khai thác mỏ sắt này.

Sau năm 1985, Chính phủ Việt Nam đã chỉ định nhà thầu tư vấn GIPRORUDA (CHLB Nga) lập báo cáo tiền khả thi và dự án đầu tư (FS).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thị sát mỏ sắt Thạch Khê
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thị sát mỏ sắt Thạch Khê

Theo đánh giá chuyên môn, quặng ở đây có hàm lượng sắt lớn trên 60%, lại không quá nhiều tạp chất. Mỏ sắt chỉ cách trung tâm luyện thép Vũng Áng khoảng 68 km, nên việc vận chuyển quặng bằng băng chuyền sẽ giảm ô nhiễm và giá vận chuyển đến nơi sản xuất. KKT Vũng Áng có cảng nước sâu Sơn Dương cho phép tàu 200-300 ngàn tấn vào ăn hàng nên việc sản xuất thép và phôi thép tại đây rất thuận tiện và chi phí vận chuyển rẻ...

Mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích 3.877 ha (trong đó, chu vi moong mỏ khai thác trên 5km2) nằm trên địa bàn 6 xã bị ảnh hưởng (gồm: Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Lạc, Thạch Bàn và Thạch Trị) của huyện Thạch Hà cùng 4.437 hộ, 18.951 khẩu; trong đó 3.952 hộ, 16.861 khẩu phải di dời. Xã Thạch Hải phải di dời 100% số dân.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và CBCNV Công ty TIC
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và CBCNV Công ty TIC

Chi phí cho cuộc “cách mạng” di dời này lên đến khoảng 3.478 tỷ đồng; trong đó, 1.504 tỷ đồng cho đền bù GPMB, 1.186 tỷ đồng xây dựng tái định cư, 45 tỷ đồng cho đào tạo và chuyển đổi nghề … Cuối năm 2008, bắt đầu “điểm danh” từng hộ, cuối năm 2009 đến năm 2013, toàn bộ số dân phải di dời sẽ đến nơi ở mới để nhường đất đai mà nhiều đời nay họ đã sinh sống cho đại công trường mỏ sắt Thạch Khê.

Động lực phát triển

“Voi" Thạch Khê sẽ làm “nam châm” hút nhiều dự án hàng tỷ USD của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh, làm tiền đề giúp Hà Tĩnh thu hút và phát triển các dự án luyện cán thép, nhiệt điện, hoá lọc dầu, đóng tàu… trọng điểm quốc gia cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác; tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng sản xuất hàng hoá; kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại, du lịch, dịch vụ; thúc đẩy phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, sự ra đời của các đô thị, sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học- công nghệ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thăm công trường khai thác mỏ sắt Thạch Khê
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thăm công trường khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Ngày 2.4.2007, Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) được công bố thành lập. Chủ công của TIC là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng 8 thành viên khác, gồm các tập đoàn và tổng công ty mạnh trong nước (như Tổng Công ty Thép, Tổng Công ty Sông Đà, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh...) góp sức với số vốn góp pháp định 2.400 tỷ đồng. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Công ty TIC đang mang trên mình một trọng trách rất nặng nề nhưng đó cũng là một vinh dự rất lớn lao mà Đảng và Chính phủ giao cho khi thực hiện dự án này”.

Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ tạo điều kiện quan trọng để Hà Tĩnh phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, sớm hội nhập khu vực và cả nước. Để phục cho việc khai thác mỏ sắt này, Hà Tĩnh sẽ tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, như giao thông, tài chính, tín dụng, ngân hàng, dạy nghề...

Từ đầu năm 2008 đến nay, Công ty đã thử nghiệm thành công công nghệ bốc xúc; đồng thời bốc được 1,5 triệu m3 đất. Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt đến việc chuẩn bị khai thác mỏ Sắt Thạch Khê. Đã có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ vào thăm công trường mỏ sắt Thạch Khê.

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép TIC tổ chức lễ triển khai thực hiện gói thầu bóc đất tầng phủ - Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh vào ngày 8/9/2009 lịch sử tới.

Song song với việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, TIC đồng thời phải triển khai đồng bộ thêm hai dự án, đó là Nhà máy liên hợp luyện gáng thép 2 triêu tấn phôi thép/năm có tính đến mở rộng đến 4 triệu tấn/năm giai đoạn 2 ở KKT Vũng Áng và hệ thống băng chuyền tải quẳng từ mỏ Thạch Khê đến nhà máy với mức đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Đó là tiền đề giúp Hà Tĩnh thu hút và phát triển các dự án luyện cán thép, nhiệt điện, hoá lọc dầu, đóng tàu…trọng điểm quốc gia cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác; tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng sản xuất hàng hoá; kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại, du lịch, dịch vụ; thúc đẩy phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, sự ra đời của các đô thị, sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học- công nghệ...

Trên công trường khai thác mỏ sắt Thạch Khê
Trên công trường khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Hà Tĩnh đang nỗ lực hết mình để huy động tất cả các nguồn lực cùng vào cuộc hỗ trợ nhà đầu tư tiến hành công tác đền bù GPMB, di dân TĐC. Về phía người dân, phần lớn mọi người đều đồng tình việc phải chia tay với mảnh đất – nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhường đất phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê… Phấn đấu đến hết năm 2009, TIC sẽ đền bù, GPMB 1.200 ha khu mỏ và xây dựng khu TĐC khoảng 500 tỷ đồng; trước mắt GPMB 206,5 ha và xây dựng Nghĩa địa Cồn Hát Chung ở Thạch Đỉnh. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng đang khẩn trương xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào mỏ, như đường giao thông đến mỏ sắt, điện, nước và các dịch vụ hạ tầng khác...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast