Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

(Baohatinh.vn) - Tại buổi lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) do Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh và Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức, các đại biểu khẳng định không thể bỏ qua yếu tố bình đẳng giới.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Chiều 16/7, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phối hợp với Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Theo số liệu từ Sở LĐ-TB&XH, số lao động của Hà Tĩnh đi làm việc ở nước ngoài hàng năm luôn đứng thứ 3 cả nước (sau Nghệ An và Thanh Hóa), chiếm 36 - 40% tổng số chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm do HĐND tỉnh giao.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn gợi ý một số nội dung lấy ý kiến về dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Bình quân của giai đoạn 2016-2019, mỗi năm Hà Tĩnh có trên 8.500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6 tháng đầu năm 2020, dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng Hà Tĩnh vẫn có 3.077 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bà Nguyễn Thị Hồng Hà, điều phối viên Chương trình An toàn và Bình đẳng, giới thiệu nội dung Lồng ghép giới trong luật pháp chính sách về lao động di cư.

Tuy vậy, công tác xuất khẩu lao động và thực hiện Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn khó khăn như: Luật mới chỉ điều chỉnh được số lao động tham gia ký hợp đồng đối với các doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp nhận thầu các công trình ở nước ngoài dẫn tới khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở nước ngoài không theo hợp đồng.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đại biểu tham dự Hội nghị

Dù đã được quy định trong luật nhưng trên thực tế, việc triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài... vẫn đạt kết quả thấp.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Thoa (Cục quản lý lao động ngoài nước) báo cáo việc lồng ghép bình đẳng giới trong dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) .

Hội nghị đã dành thời gian đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) gồm 8 chương, 79 điều.

Dự thảo luật đề cập tới các nội dung chính: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quản lý Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trưởng ban Tuyên giáo - chính sách (Hội LHPN tỉnh) Nguyễn Thị Minh Phượng đồng tình với việc duy trì Quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài cho người lao động.

Các đại biểu cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là cần thiết, nhằm bảo vệ tốt hơn cho người lao động làm việc ở nước ngoài, đảm bảo phù hợp quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề việc làm ngoài nước đối với người lao động Việt Nam.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung nhiệm vụ hỗ trợ lao động phải về nước sớm, trước thời hạn không do lỗi của người lao động do bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động trong quá trình thực hiện công việc (bị xâm hại, quấy rối tình dục, bạo lực giới)....

Bổ sung nguyên tắc triển khai chính sách đối với lao động sau khi về nước như: cần tính đến yếu tố giới, có chính sách cho lao động nữ sau khi trở về nước.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào dự thảo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc (Can Lộc) Trần Đình Mọn cho rằng, sau khi lao động ra nước ngoài làm việc, hàng quý cần gửi danh sách về địa phương để chính quyền tiện theo dõi và quản lý.

Đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc lồng ghép giới vào dự thảo luật, nhằm mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới thực chất, giảm bớt khoảng cách và tiến tới xóa bỏ mọi sự phân biệt, đối xử về giới trong lao động di cư; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, tương thích với các điều ước quốc tế.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast