Phiên bản khổng lồ của Trái Đất

Các nhà khoa học mới đây xác định được một hành tinh mới có bề mặt cứng giống với Trái Đất, nhưng có khối lượng lớn hơn gấp 17 lần.

Hành tình mới có tên Kepler-10c, quay quanh một ngôi sao chủ và nằm cách Trái Đất 560 năm ánh sáng. Nó được các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Thiên văn học Mỹ tại Boston phát hiện qua kính thiên văn Kepler.

Mô phỏng hành tinh Kepler-10c. Ảnh: Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics.
Mô phỏng hành tinh Kepler-10c. Ảnh: Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics.

So với Trái Đất, Kepler-10c có khối lượng lớn gấp 17 lần, đường kính lớn hơn gấp hai lần. Mật độ vật chất của nó là 7.5 g/cm3, nhiều hơn mức 5,5 g/cm3 của Trái Đất.

BBC dẫn lời giáo sư Dimitar Sasselov, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, mô tả Kepler-10c thậm chí còn lớn hơn một siêu Trái Đất.

Các con số về đường kính và khối lượng cho thấy Kepler-10c không thể là một hành tinh khí mà bao gồm các dạng vật chất dày đặc. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng những hành tinh có kích thước lớn như Kepler-10c thường hút nhiều khí hydro và giống với sao Hải Vương hoặc sao Mộc.

Kepler-10c quanh quanh một ngôi sao chủ 11 tỷ năm tuổi, một trong những ngôi sao xuất hiện sớm trong giai đoạn tiến hóa của vũ trụ. "Việc phát hiện Kepler-10c cho thấy các hành tinh đá có thể hình thành sớm hơn so với suy nghĩ trước đây", ông Sasselov nói.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast