Việt Nam sẽ xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo trong năm 2015

Dự kiến sản lượng lúa trong nước năm 2015 đạt 43,81 triệu tấn. Sau khi trừ tiêu dùng nội địa khoảng 28,1 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ cả năm 2015 khoảng 14,9 triệu tấn, tương đương khoảng 7,7 triệu tấn gạo.

Thị trường thế giới:

Tháng 12/2014: So với tháng 11/2014, giá chào bán hầu hết các loại gạo xuất khẩu (giá FOB) giảm tại thị trường Thái Lan và Việt Nam. Tại Thái Lan, loại gạo 5% tấm giá phổ biến ở mức 410-420 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn; loại 25% tấm giá ở mức 390-395 USD/tấn, giảm 5-10 USD/tấn. Giá chào bán gạo của Việt Nam loại 5% tấm dao động phổ biến ở mức 385-395 USD/tấn, giảm khoảng 25-45 USD/tấn, loại 25% tấm dao động ở mức 360-365 USD/tấn, giảm 40 USD/tấn.

Năm 2014: Giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng trong tháng 7, tháng 8 và giảm trở lại từ tháng 9/2014. So với năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm, giá chào bán gạo của Việt Nam tăng. Cụ thể:

Tại Thái Lan, so với năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu 2014 loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-445 USD/tấn, giảm 35-135 USD/tấn; loại 25% tấm phổ biến ở mức 350-400 USD/tấn, giảm 25-160 USD/tấn.

Tại Việt Nam, so với năm 2013, giá chào bán gạo xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-465 USD/tấn, tăng 10-35 USD/tấn; loại 25% tấm phổ biến ở mức 360-410 USD/tấn, tăng 15-35 USD/tấn.

Cụ thể: ĐVT: USD/tấn

Tháng

Gạo 5% tấm

Gạo 25% tấm

Thái Lan

Việt Nam

Thái Lan

Việt Nam

Tháng 1/2014

420-440

415-430

380-400

385-395

Tháng 2/2014

420-440

385-405

380-400

375-380

Tháng 3/2014

413-430

370-400

365-390

360-375

Tháng 4/2014

390-400

380-395

355-365

360-375

Tháng 5/2014

380-395

385-410

355-365

370-375

Tháng 6/2014

370-400

395-410

350-360

360-370

Tháng 7/2014

375-435

405-465

350-360

365-410

Tháng 8/2014

430-445

420-460

360-400

390-410

Tháng 9/2014

430-435

445-450

400-405

400-410

Tháng 10/2014

425-435

430-450

395-405

400-405

Tháng 11/2014

410-430

410-440

395-405

360-405

Tháng 12/2014

410-420

385-395

395

360-365

Năm 2014

370-445

370-465

350-400

360-410

Năm 2013

405-570

360-430

375-560

325-395

2014 so với 2013

Giảm 35-135

Tăng 10-35

Giảm 25-160

Tăng 15-35

Thị trường trong nước:

* Tháng 12/2014: Tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường tháng 12/2014 tiếp tục ổn định so với tháng 11/2014. Một số loại gạo chất lượng cao, giá tăng do nhu cầu tiêu dùng và chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên Đán năm 2015.

Tại Nam Bộ, giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu tháng 12/2014 giảm so với tháng 11/2014; trong đó, giá lúa giảm khoảng 100 đồng/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% giảm khoảng 350-550 đồng/kg, loại 25% tấm giảm khoảng 50-350 đồng/kg.

* Năm 2014: Giá thóc tẻ thường tại miền Bắc ổn định ở mức 6.000-6.500 đồng/kg, một số loại thóc chất lượng cao hơn giá phổ biến ở mức 7.500 – 8.500 đồng/kg. Riêng đối với gạo tẻ thường, giá ổn định ở mức 8.000 -12.500 đồng/kg (tùy chủng loại) trong 8 tháng đầu năm, tăng khoảng 500 đồng/kg trong tháng 9 lên mức 8.000-13.000 đồng/kg và ổn định trong 03 tháng cuối năm. So với năm 2013, giá thóc tại miền Bắc giảm 300 đồng/kg, trong khi giá gạo tăng khoảng 200 đồng/kg.

Do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nên giá thóc, gạo tại Nam Bộ có nhiều biến động. Giá thóc, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 25% tấm tại miền Nam có xu hướng giảm liên tục trong 3 tháng đầu năm, tăng vào tháng 4, tháng 5; giảm giá vào tháng 6 và tăng trở lại trong tháng 7; từ nửa cuối tháng 8 đến nay, giá thóc, gạo thành phẩm xuất khẩu theo xu hướng giảm. Giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giảm trong 2 tháng đầu năm và tăng liên tục từ tháng 3 đến tháng 8 và chững lại trong tháng 9/2014; từ tháng 10/2014, giá thóc, gạo thành xuất khẩu tại Nam Bộ tiếp tục xu hướng giảm.

Tính chung năm 2014, giá thóc tại miền Nam phổ biến ở mức 4.750- 6.200 đồng/kg, giảm khoảng 150 đồng/kg so với năm 2013; giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 7.750- 9.250 đồng/kg (một số tỉnh giá tháng 7 ở mức cao 9.400- 9.500 đồng/kg), tăng khoảng 200- 600 đồng/kg so với năm 2013; giá gạo thành phẩm xuất khẩu loại 25% tấm phổ biến ở mức 7.200-8.400 đồng/kg, tăng khoảng 250-750 đồng/kg so với năm 2013.

Nguyên nhân:

Giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan giảm liên tục trong 6 tháng đầu năm do Chính phủ Thái Lan tạm dừng chương trình thế chấp lúa, gạo cho nông dân; nhu cầu gạo không cao trong khi nguồn cung khác lại khá lớn và tác động của những bất ổn chính trị tại nước này. Sang tháng 7, tháng 8 giá chào bán gạo tăng trở lại do nguồn cung khan hiếm.

Tuy nhiên, từ thời điểm nửa cuối tháng 9 giá giảm do áp lực từ lượng gạo tồn kho và thu hoạch từ vụ lúa chính cùng với việc ít nhận được hỗ trợ từ Chính phủ như trước đây. Giá chào bán gạo xuất khẩu tiếp tục giảm từ tháng 10/2014 do Thái Lan dự định tiến hành các biện pháp hỗ trợ thị trường lúa gạo và nông dân trong thời gian tới và mở bán gạo tồn kho trước vụ thu hoạch chính dẫn đến nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu nhập khẩu thấp. Bên cạnh đó, còn do sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu lớn trên thế giới đua nhau hạ giá cũng đã tác động làm giá chào bán gạo xuất khẩu giảm trên thị trường thế giới

Trong nước, giá lúa gạo tăng trong tháng 4, tháng 5 sau khi giảm liên tục 3 tháng đầu năm do tác động của việc Việt Nam trúng thầu 800.000 tấn gạo bán cho Philipines và chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, giá lúa lại giảm trở lại trong tháng 6 do tồn kho cao trong khi nhu cầu thị trường ở mức thấp; riêng giá gạo thành phẩm 5% tấm tăng do các doanh nghiệp thu mua để thực hiện hợp đồng đã ký xuất cho Philipines, CuBa.

Sang tháng 7, tháng 8 do các quốc gia (Phillippines, Malaysia và Indonesia) gia tăng nhu cầu nhập khẩu đã tác động làm giá chào bán gạo xuất khẩu và giá lúa gạo trong nước tăng. Từ thời điểm cuối tháng 8 và tháng 9, giá lúa gạo trong nước đã giảm nhưng vẫn ở mức cao do nhu cầu thu mua gạo của các doanh nghiệp để phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu khá lớn trong khi lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp không nhiều. Ba tháng cuối năm, giá gạo trên thị trường thế giới có xu hướng giảm cũng đã tác động làm giảm giá lúa gạo trong nước.

Công bố giá định hướng: Thực hiện Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn về phương pháp điều tra khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất của các vụ sản xuất trong năm, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp từ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (chủ yếu là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long) và công bố giá mua thóc định hướng từ đầu vụ trong năm 2014, cụ thể:

- Vụ Đông Xuân 2013-2014: Mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.238-4.276 đồng/kg. Mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 3.769 đồng/kg.

- Vụ Hè Thu 2014: Mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.742 - 4.908 đồng/kg. Mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 4.370 đồng/kg.

Về tình hình xuất khẩu và kết quả mua tạm trữ gạo:

+ Về tình hình xuất khẩu: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lũy kế xuất khẩu gạo từ 1/1 – 19/12/2014 đạt 5,961 triệu tấn, trị giá FOB là 2,618 tỷ USD với giá bình quân FOB 439,2 USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, số lượng giảm 7,64%, trị giá FOB giảm 6,16% và giá bình quân tăng khoảng 6,94 USD/tấn.

Về hợp đồng xuất khẩu: Lũy kế đến ngày 19/12/2014 đạt 7,065 triệu tấn. So với cùng kỳ năm trước giảm 7,49%, như vậy lượng gạo chưa giao hàng còn khoảng 1,1 triệu tấn.

Về tồn kho gạo: Tính đến ngày 19/12/2014, tồn kho gạo trên cả nước ước đạt 0,79 triệu tấn, chưa kể lượng gạo tồn kho trong dân.

+ Về kết quả mua tạm trữ thóc, gạo: Theo báo cáo của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, trong thời gian mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 từ 15/3/2014 đến ngày 30/4/2014, các thương nhân đã mua được 995.994 tấn quy gạo, đạt 99,55% kế hoạch.

Theo báo cáo của Đoàn kiềm tra liên ngành về mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2013-2014, chương trình thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 theo Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã tác động tích cực đối với thị trường, giá lúa gạo trong thời gian mua tạm trữ tăng khoảng 100-200 đồng/kg, đảm bảo mức lợi nhuận cho người nông dân trên 30%.

Tổng hợp diễn biến giá thóc, gạo năm 2014 như sau:ĐVT: Đồng/kg

Tháng

Miền Bắc

Nam Bộ

Thóc tẻ thường

Gạo tẻ thường

Thóc tẻ thường

Gạo thành phẩm 5% tấm

Gạo thành phẩm 25% tấm

1/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.250-6.000

8.150-8.350

7.750-7.850

2/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.550-5.750

8.150-8.450

7.650-7.750

3/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.220-5.800

7.750-7.850

7.250-7.350

4/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.750-6.000

7.750-8.000

7.200-7.500

5/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.825-6.150

7.850-8.250

7.300-7.650

6/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.850-6.050

7.875-8.400

7.150-7.550

7/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

4.950-6.100

8.200-8.700

7.450-7.700

8/2014

6.000-8.500

8.000-12.500

5.100-6.200

9.050-9.250

8.000-8.400

9/2014

6.000-8.500

8.000-13.000

5.100-5.900

8.900-9.250

7.950-8.400

10/2014

6.000-8.500

8.000-13.000

5.300-5.875

8.850-9.050

7.950-8.100

11/2014

6.000-8.500

8.000-13.000

5.300-5.750

8.350-8.950

7.600-8.050

12/2014

6.000-8.500

8.000-13.000

5.200-5.750

7.950-8.400

7.250-8.000

Năm 2014

6.000-8.500

8.000-13.000

4.750-6.200

7.750-9.250

7.200-8.400

Năm 2013

6.000-8.800

8.000-12.800

4.600-6.350

7.150-8.950

6.450-8.150

2014 so với 2013

Giảm 300

Tăng 200

Giảm 150

Tăng 200-600

Tăng 250-750

Dự báo: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, năm 2015 Thái Lan sẽ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất với mức 10 triệu tấn (tăng 1 triệu tấn so với dự báo xuất khẩu 9 triệu tấn trong năm 2014), Việt Nam sẽ xuất khẩu 6,7 triệu tấn tăng 3% so với dự kiến xuất khẩu 6,5 triệu tấn trong năm 2014, Ấn Độ giảm xuất khẩu 13% còn 8 triệu tấn do lượng thấp hơn.

+ Về cung cầu: Dự kiến sản lượng lúa trong nước năm 2015 đạt 43,81 triệu tấn. Sau khi trừ tiêu dùng nội địa khoảng 28,1 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ cả năm 2015 khoảng 14,9 triệu tấn, tương đương khoảng 7,7 triệu tấn gạo.

+ Về giá cả, nguồn cung thế giới và trong nước được bổ sung từ vụ thu hoạch mới trong khi nhu cầu chưa có nhiều biến động nên giá gạo ổn định. Một số loại gạo chất lượng cao có thể tăng nhẹ./.

Theo Thời báo Tài chính VN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast