Mắt thần giúp Nga giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất

Tờ Komsomolskaya Pravda dẫn lời ông Baranets cho biết, Nga đã đưa thành công tàu vũ trụ Pion-NKS vào quỹ đạo và con tàu sẽ trở thành một phần của hệ thống quan sát vệ tinh Liana.

Đại tá Baranets tự tin rằng hàng chục vệ tinh mới sẽ xuất hiện ở Nga, với sự trợ giúp của chúng, quân đội Nga có thể bảo vệ khỏi các mối đe dọa mới. Những hệ thống này sẽ trở thành một loại phương tiện “tuần tra vũ trụ”, hoạt động 24/24h và giúp Moscow phát hiện kịp thời một số mối đe dọa nhất định.

Mắt thần giúp Nga giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất

Nga phóng Pion-NKS.

"Với sự trợ giúp của vệ tinh, rất khó có thể ngăn chặn hoàn toàn các hành động khiêu khích của phương Tây. Nhưng hệ thống Liana sẽ cho phép Nga nắm được nhiều thông tin hơn.

Nhờ có Liana, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy trước sự di chuyển của tất cả các tàu địch đang đến gần biên giới của chúng ta. Sự xuất hiện của một hệ thống vệ tinh như vậy sẽ cải thiện hiệu quả và chất lượng an ninh của đất nước", ông Baranets nói.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, việc hoàn thiện tính năng và đưa vệ tinh Pion-NKS vào vận hành như một phần không thể thiếu của hệ thống trinh sát điện tử vô tuyến Liana. Hiện công việc này đang ở giai đoạn cuối.

“Bộ Quốc phòng tiếp tục công việc phóng vệ tinh mới và duy trì nhóm các vệ tinh quân sự trên quỹ đạo. Chúng tôi đã phê duyệt lịch trình hoàn thành công việc trên Pion-NKS. Hiện mọi công việc với Pion-NKS đã sắp hoàn thành”, Bộ trưởng Shoigu nói.

Khi hoàn thiện, cụm vệ tinh sẽ thay thế vệ tinh tình báo điện tử Tselina (ELINT) thời Liên Xô, và tạo ra một hệ thông ELINT nâng cấp sử dụng cả trên đất liền và trên biển. Ông Shoigu cũng nói thêm việc xây dựng và vận hành nhóm vệ tinh mà hệ thống này yêu cầu sẽ là một ưu tiên của chính phủ.

Mạng lưới Liana sẽ xác định vị trí phát tín hiệu vô tuyến mặt đất từ cả các vật thể tĩnh và di chuyển với các kích cỡ khác nhau, từ các cơ sở mặt đất và trên biển cho tới các phương tiện và tàu đối phương.

Theo các chuyên gia quân sự, vệ tinh Lotos-S của hệ thống trinh sát sẽ được giao nhiệm vụ giám sát mặt đất, trong khi các vệ tinh Pion-NKS chuyên nhiệm giám sát vùng biển. Liana là hệ thống trinh sát không gian và nhắm mục tiêu thế hệ thứ hai của Nga.

Dự án phát triển Liana bắt đầu từ đầu những năm 1990, ngay trước khi Liên Xô tan rã. Hệ thống tiền nhiệm của Liana là Legenda, hệ thống được xây dựng thời Chiến tranh Lạnh, trong đó sử dụng mạng lưới tình báo tín hiệu US-P (SIGINT) và các vệ tinh US-A ELINT.

Legenda được thiết kế như một hệ thống do thám cho tên lửa hạt nhân và chống tàu của Liên Xô nhằm mục tiêu vào các tàu sân bay của Mỹ, của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các hạm đội.

Hệ thống trinh sát Liana được bắt đầu phát triển trong giai đoạn khó khăn sau sự sụp đổ của Liên Xô. Dự án Liana bắt đầu năm 1993, nhưng các vệ tinh Lotos-S và Pion-NKS đầu tiên dành cho hệ thống mới Liana tới giai đoạn năm 2009-2014 mới bắt đầu khởi động.

So sánh với hệ thống tiền nhiệm, thiết kế của các vệ tinh của Liana có quỹ đạo hoạt động cao hơn (Legenda chỉ 250km trong khi Liana có quỹ đạo 1.000km). Điều này đồng nghĩa Liana có tầm quét mở rộng, và vòng đời được cải thiện. Các vệ tinh mới cũng sử dụng các tấm pin mặt trời thay vì các lò phản ứng hạt nhân.

Mắt thần giúp Nga giám sát toàn bộ bề mặt Trái đất

Hồi đầu năm, một nguồn tin quân sự Nga tiết lộ rằng mạng lưới Liana được thiết kế để kiểm soát vị trí và chuyển động của các tàu ngầm đóng tại các vùng biển gần đường bờ biển của Nga. Với mục đích này, có các kế hoạch để tạo ra một mạng lưới các thành phần sonar chủ động và bị động được lắp đặt trên các neo gần bờ biển.

Những hệ thống này sẽ thu thập dữ liệu trước khi chuyển nó vào hệ thống Liana, sau đó sẽ truyền lại thông tin để kiểm soát mạng lưới nhằm giám sát và nhắm mục tiêu. Các chuyên gia quân sự tin rằng, với việc Liana đi vào vận hành, mọi hoạt động trên biển và trên mặt đất đều lọt vào tầm giám sát của Nga.

Theo Thùy Dung/Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast