Để văn hóa thấm sâu vào tâm lý chúng ta

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tích lũy được bằng hoạt động sáng tạo, tồn tại- kết tinh, thấm sâu trong tâm lý con người ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi cộng đồng dân cư và gia đình, nhằm phát triển con người.

Hồ Chí Minh: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Hồ Chí Minh: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Có nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng ta và mọi người dân Việt Nam quán triệt , vận dụng sâu sắc. Người viết : “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những dụng cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (1). Theo Người , văn hóa gắn chặt với đời sống hiện thực, thực tiễn của con người; thứ văn hóa cần thiết nhất phải là văn hóa sống- văn hóa thấm sâu vào tâm lý của nhân dân để thực hiện chức năng soi đường cho nhân dân đi . Tại Đại hội Văn hóa lần I ( 1946), Người nói : " Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tư do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Như vậy, văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tích lũy được bằng hoạt động sáng tạo, tồn tại- kết tinh, thấm sâu trong tâm lý con người ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi cộng đồng dân cư và gia đình, nhằm phát triển con người. Từ đề cương văn hóa,1943, đến Đại hội XI, 2010, Đảng ta luôn nhất quán, thống nhất xuyên suốt quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững định hướng XHCN ( quán triệt quan điểm Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lý tưởng cộng sản), kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại; bằng cách làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào tâm lý nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi cộng đồng dân cư và gia đình, trở thành sức mạnh nội sinh ,quyền lực mềm quan trọng của phát triển.

Các giá trị văn hóa- sản phẩm của hoạt động văn hóa, không chỉ được tạo ra bởi nguyên liệu vật chất như gỗ, gạch, ngói, vôi, vữa,...để xây nên một ngôi chùa; tế bào, xương thịt, máu, thần kinh, nội quan,...để tạo nên cơ thể một con người;...;mà còn được quyết định bởi các yếu tố tinh thần như trí tuệ, tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng,....,làm cho ngôi chùa có giá trị văn hóa, trở thành di sản văn hóa; làm cho con người có văn hóa- có sức mạnh nôi sinh, quyền lực mềm. Các giá trị tinh thần đó không tồn tại hư vô mà rất cụ thể, sinh động trong hiện thực vật thể vật chất phong phú, đa dạng có thể xác định, cân, đo, đong đếm được. Các giá trị văn hóa tinh thần kết tinh, hiện thực hóa, khách quan hóa, trực quan hóa trong sản phẩm vật chất, làm cho sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa. Vì vậy, Hàn Quốc rất coi trọng phát triển công nghiệp văn hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa, Việt Nam coi trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm làm cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý nhân dân, để họ thực sự là chủ thể có văn hóa- có sức mạnh, quyền lực mềm, tích cực, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, CNH và HĐH đất nước. Văn hóa trong tâm lý nhân dân gồm các yếu tố: Hệ thống tri thức, hệ thống kinh nghiệm đã có( kỹ năng, kỹ xão), hệ thống kinh nghiệm sáng tạo( tư duy, phương thức sáng tạo), hệ thống đạo đức ( Bản lĩnh chính trị- quán triệt quan điểm Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Mính, lý tưởng cộng sản, các phẩm chất đạo đức cách mạng). Văn hóa cộng sản, trước hết, là bản lĩnh chính trị (quan điểm Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng), lý tưởng cộng sản thấm sâu vào tâm lý nhân dân, soi đường cho nhân dân đi. Vì vậy, sản phẩm văn hóa, ngoài giá trị sử dụng, còn có giá trị tư tưởng chính trị và đạo đức hết sức sâu sắc. Muốn chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, đẩy mạnh CNH và HĐH, chúng ta phải làm cho văn hóa cộng sản thấm sâu vào tâm lý nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên để tạo ra sức mạnh nội sinh, quyền lực mềm vô địch.

Hiện nay, nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của văn hóa của một số người còn hạn chế. Chưa thấy hết các giá trị tinh thần cao đẹp nhất, quan trọng nhất của văn hóa là tri thức, kinh nghiệm thực tiễn, tư duy khoa học, lý tưởng cộng sản, bản lĩnh chính trị thấm sâu vào tâm lý nhân dân , tạo nên sức mạnh nội sinh, quyền lực mềm vô địch. Tình trạng tha hóa, biến chất cộng sản ở không ít cán bộ, đảng viên và người dân- nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không trọng dụng nhân tài, tham nhũng, quan liêu, diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa, tự chuyển biến...Tình trạng văn hóa độc hại, văn hóa tiền bạc, văn hóa bì thư, văn hóa mỹ nhân, văn hóa ăn nhậu, văn hóa thực dụng, văn hóa cơ hội, văn hóa phe nhóm, văn hóa bạo lực, văn hóa tự do, văn hóa không cần văn hóa, .... đang tấn công vào tâm lý, ý thức, hành vi cán bộ, đảng viên, thế hệ trẻ- lực lượng xung kích, tiên phong, đi đầu trong CNH, HĐH đất nước. Tình trạng không coi trọng giáo dục văn hóa, xây dựng nền công nghiệp văn hóa; buông lõng quản lý nhà nước về văn hóa đang diễn ra ở một số cơ quan, công sở, doanh nghiệp....

Để văn hóa thật sự thấm sâu vào tâm lý, ý thức và hành vi của mỗi người và cộng đồng, chúng ta cần chú ý:

Quán triệt toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa: Làm cho văn hóa thật sự thấm sâu vào tâm lý nhân dân ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, mọi cộng đồng dân cư và gia đình để văn hóa ngày càng trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội ( sức mạnh nội sinh, quyền lực mềm). Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Cả nước chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao nhận thức cho mọi người dân về bản chất, vị trí, vai trò của văn hóa: Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng văn hóa; coi trọng giáo dục văn hóa- giáo dục làm người; nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện về văn hóa của mỗi người; tổ chức các cuộc thi, hội diễn, giao lưu,... về văn hóa văn nghệ nhằm làm cho các giá trị văn hóa được tuyên truyền, phổ biến, lan tỏa rộng rãi. Xây dựng nền giáo dục văn hóa. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế , có chất lượng thực chất, phải dựa trên nền tảng giáo dục văn hóa, nhất là giáo dục quan điểm Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng. Một học sinh chưa phải là người thì phải được học làm người trước khi học khoa học và nghề nghiệp. Một cán bộ, công chức muốn học để làm việc, học để làm cán bộ, trước hết, phải học văn hóa để làm người. Một thầy giáo muốn giảng dạy, muốn làm chủ nhiệm lớp ở các Học viện, các Trường đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức. trước hết phải là tấm gương tiên phong, sáng ngời về văn hóa, nhất là đạo đức, tư cách làm người ( không dọa dẫm, đe nẹt, bắt chẹt , đánh vào danh dự học viên để kiếm tiền và hủ hóa). Khẩu hiệu tiên học lễ, hậu học văn của ông cha ta xưa, nay vẫn còn nguyên giá trị. Không chỉ có giá trị với học sinh tiểu học mà với mọi lứa tuổi.

Xây dựng nền công nghiệp văn hóa: Chú trọng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công nhân, văn hóa doanh nhân, văn hóa trong quá trình sản xuất. Phát triển thị trường văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao giá trị văn hóa, nhất là giá trị tư tưởng chính trị trong các sản phẩm công nghiệp.

Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa: Quán triệt toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa. Trước mắt tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc kiên quyết ngăn ngừa, phòng chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Chấn chỉnh văn hóa của con người trong các lĩnh vực hoạt động và tổ chức mang đậm tính văn hóa như y tế, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,.... Xây dựng và thực thi pháp luật về văn hóa, nhất là các đạo luật, điều luật , các văn bản dưới luật về quyền sỡ hữu trí tuệ, di sản văn hóa, điện ảnh, xuất bản, xử phạt vi phạm hành chính,.... ; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động dịch vụ văn hóa thông tin ; nâng cao phẩm chất, năng lực cán bộ văn hóa; tăng cường đầu tư cho văn hóa;....Bên cạnh pháp luật về văn hóa, cần coi trọng các quy định văn hóa của cộng đồng như hương ước, quy ước, cam kết, ghi nhớ,...

-----------------------------

(1). Hồ Chí Minh, Toàn tập, T3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 431.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast