Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá, sự vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy chính quyền huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nói chung, xã Thạch Long nói riêng đối với công tác XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm, đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Ngày 24/6, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương có buổi làm việc tại xã Thạch Long (Thạch Hà) để khảo sát tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi làm việc.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền cùng các lãnh đạo sở, ngành cấp tỉnh tham dự.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi làm việc.

Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, thông tin, tư vấn cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. UBND xã Thạch Long thường xuyên theo dõi con em đi làm việc ở nước ngoài đến hạn hợp đồng nhưng chưa về nhằm vận động người thân, gia đình tuyên truyền để con em mình về đúng thời gian, quy định của nhà nước. Đồng thời, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho con em địa phương sau XKLĐ.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Chủ tịch UBND xã Thạch Long Phan Tố Hoài báo cáo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn xã.

Kết quả điều tra lao động, đến tháng 6/2022, toàn xã có 528 người đang đi XKLĐ ở nước ngoài (Thái Lan: 199 người, Nhật Bản: 113 người, Hàn Quốc: 104 người)… Người lao động ở địa phương đi XKLĐ nước ngoài chủ yếuđi theo 2 con đường là hợp đồng với các công ty có giấy phép hoạt động và đi qua con đường tự phát do người thân giới thiệu. Thị trường chủ yếu đi XKLĐ của địa phương là Thái Lan.

Cấp ủy, chính quyền xác định, đẩy mạnh công tác XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững cho địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Số lao động đi xuất khẩu ngày càng tăng lên, mức thu nhập tương đối cao: đi xuất khẩu Thái Lan mức lương từ 10-20 triệu đồng/tháng, Nhật Bản từ 20-30 triệu đồng/tháng, Hàn Quốc 30-40 triệu đồng/tháng.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Bá Hà báo cáo kết quả thực hiện công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của huyện Thạch Hà.

Toàn huyện Thạch Hà hiện có 8.285 người đang làm việc ở nước ngoài. Từ nguồn thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài bình quân mỗi năm gửi về trên địa bàn huyện khoảng 100 đến 120 tỷ đồng.

XKLĐ đã trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn, là một trong những giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững cho các địa phương nói riêng và toàn huyện nói chung.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Ông Lê Tiến Văn (thôn Đông Hà 1, xã Thạch Long): Cần có chính sách hợp tác giữa Việt Nam với Thái Lan để ký kết lao động hợp pháp; có quy định tạo điều kiện pháp lý trong trường hợp đưa thi hài lao động tử nạn ở Thái Lan về nước.

Tại buổi làm việc, các ý kiến của chính quyền xã Thạch Long và người lao động từng làm việc ở nước ngoài trao đổi về việc giao kết giữa Việt Nam và nước ngoài về XKLĐ; vấn đề điều kiện pháp lý đối với trường hợp đưa thi hài lao động tử nạn về nước; việc chấn chỉnh đối với hợp đồng lao động ký kết không chính thức, thông qua môi giới; chính sách hỗ trợ nguồn vốn XKLĐ…

Các đại biểu trong đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương cũng đã tiếp thu, giải đáp trực tiếp những ý kiến, kiến nghị của chính quyền cơ sở và của người lao động.

Thay mặt đoàn công tác, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An biểu dương cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Hà nói chung, xã Thạch Long nói riêng trong chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia đi nước ngoài; sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn Thạch Hà

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An tiếp thu ý kiến của chính quyền, người dân.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng tiếp thu những ý kiến về giải pháp thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa Việt Nam và các nước; giải pháp quản lý đối với các hợp đồng lao động được ký kết chính thức và không chính thức; chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho XKLĐ; đưa lao động làm việc ở nước ngoài trở thành nguồn nhân lực cao phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nước…

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast