Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Nhiều hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; vẫn có tình trạng mua bán vật nuôi mắc bệnh; một số xã lập chốt kiểm dịch nhưng hoạt động chưa hiệu quả... là những nguyên nhân khiến dịch bệnh gia súc tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) diễn biến nhanh.

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Chiều nay (6/4), UBND huyện Đức Thọ tổ chức cuộc họp bổ cứu công tác phòng chống dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò.

Tính đến nay, toàn huyện Đức Thọ có 1.411 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại 66 thôn, thuộc địa bàn 8 xã. Hầu hết số lợn bị nhiễm dịch tập trung tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

16/16 xã, thị trấn trên địa bàn cũng “dính” dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò với 963 con nhiễm bệnh; trong đó, số trâu bò nhiễm bệnh chết phải tiêu hủy là 23 con.

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Các đại biểu tham dự cuộc họp bổ cứu công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc.

Trước tình trạng dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, huyện Đức Thọ đã thành lập 25 chốt kiểm dịch động vật để quản lý và ngăn chặn việc vận chuyển gia súc trái phép ra vào địa bàn; tổ chức tiêm 10.186 liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục; xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm da nổi cục, kết quả đã có 345/963 con trâu bò mắc bệnh không còn triệu chứng.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nêu lên một số nguyên nhân khiến DTLCP và viêm da nổi cục phát sinh và lây lan nhanh.

Theo đó, một số địa phương chưa quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh; nhiều hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch; vẫn có tình trạng mua bán vật nuôi mắc bệnh, giết mổ động vật chưa đúng quy định; một số xã mặc dù đã lập chốt kiểm dịch nhưng hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí không có người trực chốt...

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Ông Nguyễn Đình Chiểu - Chủ tịch UBND xã Đức Lạng trình bày khó khăn trong công tác tiêu hủy gia súc bị bệnh do chưa quy hoạch được địa điểm tiêu hủy.

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Ông Hà Quang Thăng - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ phân tích một số nguyên nhân làm dịch bệnh trên gia súc lây lan nhanh và công tác tiêm phòng cho đàn gia súc

Một số đại biểu cũng cho rằng, thời điểm này, các địa phương cần khuyến cáo người dân không nên tái đàn; thống kê lại đàn lợn, trâu, bò để tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh.

Tại cuộc họp, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Quang Tuấn yêu cầu hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở phải tập trung đẩy mạnh công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc. Theo đó, cần tập trung tiêu độc, khử trùng tại các hộ chăn nuôi, khu vực chuồng trại để phòng ngừa DTLCP; tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò đạt kế hoạch.

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Bí thư- Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn đề nghị hệ thống chính trị tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Đặc biệt, các địa phương cần tiếp tục công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh; duy trì công tác bảo vệ môi trường, khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột, phun hóa chất diệt côn trùng; thực hiện tốt công tác quản lý vận chuyển, giết mổ gia súc trên địa bàn; tăng cường cán bộ thú y tập trung chữa bệnh cho trâu bò bị viêm da nổi cục theo phác đồ điều trị đã xây dựng.

Tập trung cao cho công tác phòng ngừa, dập dịch trên đàn gia súc ở Đức Thọ

Đến chiều nay, huyện Đức Thọ đã tiêm phòng được 10.186/12.000 liều vắc-xin viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast