Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh, vấn đề mặt bằng là cản trở lớn của đẩy nhanh tiến độ dự án, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện, vướng mắc điểm nào thì báo cáo UBND tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Sáng 24/7, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp nghe tình hình, kết quả thực hiện đầu tư công trên địa bàn thời gian qua và nhiệm vụ, giải pháp các tháng cuối năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng dự họp.

Giải ngân 7 tháng đầu năm 2020 đạt 45,42% kế hoạch

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công được giao theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh 7 tháng đầu năm 2020 là 6.898 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch huy động cả năm. Trong đó: vốn do địa phương quản lý 6.138,5 tỷ đồng và vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn 759,5 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh báo cáo tiến độ giải ngân trong 7 tháng đầu năm.

Tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đến ngày 22/7 đạt 3.133 tỷ đồng; bằng 45,42% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ và bình quân chung cả nước (33 và 35%).

Cụ thể: nguồn vốn do địa phương quản lý giải ngân đạt 2.993,7 tỷ đồng, bằng 48,77% kế hoạch; vốn ngân sách địa phương có tiến độ giải ngân tốt với tổng giá trị giải ngân đạt 2.002 tỷ đồng, bằng 63,36% kế hoạch; vốn hỗ trợ mục tiêu từ ngân sách Trung ương giải ngân kế hoạch đến 22/7/2020 mới đạt 529,4 tỷ đồng, bằng 36,83% kế hoạch;

Vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia giải ngân 7 tháng đầu năm tương đối chậm, đạt 85,1 tỷ đồng và bằng 21,55% kế hoạch; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân đạt 279,8 tỷ đồng, bằng 30,08% kế hoạch vốn. Vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt 68,2 tỷ đồng, bằng 84,5% kế hoạch.

Nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn đang có tỷ lệ giải ngân tương đối chậm, đạt 139,6 tỷ đồng (bằng 18,37% kế hoạch).

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lê Anh Dũng: Một số dự án đã có khối lượng nhưng chưa có nguồn để giải ngân như: dự án cải thiện cơ sở hạ tầng cho các xã bị ảnh hưởng ngập lụt; dự án nâng cấp mở rộng bãi đỗ xe khu di tích Ngã ba Đồng Lộc; dự án chỉnh trang quảng trường thành phố...

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2020 các cấp, các ngành và địa phương đã quyết liệt trong việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, số vốn giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2019. Tuy vậy, tỷ lệ giải ngân giữa các nguồn vốn và địa phương, đơn vị vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn, còn nhiều công trình, dự án có tỷ lệ giải ngân đạt thấp.

Đến ngày 22/7/2020, trên địa bàn còn 139 dự án giải ngân đạt dưới 30% kế hoạch vốn, trong đó có 104 dự án chưa giải ngân.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà: Một số dự án trên địa bàn mới có quyết định phê duyệt, các quy trình thủ tục phải làm từng bước đầy đủ nên nếu hoàn thành trong năm 2020 là rất khó.

Một số dự án có tổng vốn kế hoạch lớn nhưng tỷ lệ giải ngân đạt thấp, như: dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang giai đoạn 1; dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang giai đoạn 2; dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành báo cáo các vấn đề liên về đất dôi dư, tài nguyên khoảng sản, vấn đề giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án đầu tư công.

Nguyên nhân giải ngân chậm là do tính chủ động trong việc điều hành, lồng ghép và tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển còn bị hạn chế; nhiều nguồn vốn đến cuối kỳ mới được thông báo và giao kế hoạch, dẫn đến các đơn vị, địa phương bị động trong quá trình tổ chức thực hiện; công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Giám đốc Sở Tài Chính Hà Văn Trọng: Cơ sở điều chuyển vốn không chỉ căn cứ vào tỉ lệ giải ngân mà các chủ đầu tư phải có cam kết theo lộ trình giải ngân được bao nhiêu, khối lượng và thời gian thực hiện.

Bên cạnh đó, một số địa phương, đơn vị chưa thực sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt trong triển khai thực hiện dự án trên địa bàn; nhiều chủ đầu tư chưa thường xuyên đôn đốc nhà thầu triển khai thi công, hoàn thiện các thủ tục…

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Tiến độ giải ngân chậm tập trung 4 nhóm vấn đề: mặt bằng, những vấn đề liên quan đất đai, hồ sơ thủ tục và nguồn tiền. Khi thành lập đoàn kiểm tra cần có kế hoạch riêng cho từng nhóm.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương, ngành đã báo cáo tiến độ giải ngân, nêu những vướng mắc ở một số dự án và đề xuất, kiến nghị để đẩy nhanh thực hiện các dự án.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng: Đề nghị các sở, ngành, địa phương coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2020. Coi đây là tiêu chí đánh giá cán bộ và tiêu chí thi đua vào cuối năm. Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh chương trình hành động cụ thể về đầu tư công trước 30/7.

Ngày 30/9 và 30/12 là 2 mốc chính để đánh giá tỷ lệ giải ngân trên địa bàn

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị, đến ngày 5/8 phải rà soát tổng thể về giải ngân các dự án trên địa bàn để xác định phương án điều chỉnh và sau đó, mỗi tháng 2 lần sẽ thực hiện rà soát, đánh giá.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Lấy 30/9 và 30/12 làm 2 mốc chính để đánh giá giải ngân đầu tư công

Các địa phương, sở, ngành, ban quản lý các ngành rà soát trước; 15 ngày/lần, Sở KH&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh và UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh báo cáo công tác đầu tư công.

Từ nay đến cuối năm, ngày 30/9 và 30/12 là 2 mốc chính để đánh giá, xác định được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Bí thư Tỉnh ủy giao các huyện phải trình sớm kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã được điều chỉnh. Các huyện cũng chủ động và chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề quản lý tài nguyên khoáng sản; Công an tỉnh tiếp tục ra quân để giải quyết vấn đề này.

Vấn đề mặt bằng là cản trở lớn của đẩy nhanh tiến độ dự án, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện, vướng mắc điểm nào thì báo cáo UBND tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu với những công trình, dự án phân bổ vốn muộn, phải xem xét khách quan, toàn diện để khi điều chuyển có phương án bố trí nguồn cho năm sau.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Giải ngân vốn đầu tư công cần có trọng tâm, trọng điểm, đó là những dự án lớn. Bên cạnh đó, cần tập trung cao cho vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong ngày 25/7, những dự án lớn, thực sự cần thiết và có khả năng giải ngân mà chưa nằm trong hạn mức, thậm chí chưa nằm trong khung kế hoạch của tỉnh nhưng đã có dự án, UBND tỉnh làm tờ trình đề xuất.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast