Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường

(Baohatinh.vn) - “Con rất thông minh, cần gì học nhiều”, “con là số 1, phải học lớp ấy, trường ấy”… là một trong những biểu hiện phổ biến của các bậc cha mẹ khi quá ảo tưởng về khả năng của con. Chính điều đó, nhiều lúc đã để lại hậu quả khôn lường…

Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường

Ảo tưởng con mình thông minh, không cần học nhiều, một số ông bố, bà mẹ đã phải tá hoả khi phát hiện con mình học kém, lười học. Ảnh Internet

Kiểm tra vở bài tập của con, chị Thanh Hương ở phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) tá hỏa khi những bài toán cơ bản con đều làm sai. Lâu nay, việc kèm cặp con học chị phó thác cho chồng. Chị chia sẻ: “Chồng là giáo viên nên tôi tin tưởng để anh ấy quản lý việc học của con.

Thế nhưng, lâu nay, thay vì kèm cặp con học thì anh lại thường nói, con mình thông minh cần gì học. Đáng ra phải theo dõi, kiểm tra việc học của con thì anh lại tối ngày say sưa với bạn bè. Cảm thấy không ổn nên tôi đã kiểm tra kết quả học tập của con.

Con tôi đã mất kiến thức căn bản từ lúc nào không hay. Cực chẳng đã, tôi đành phải đem con đến gửi thầy giáo phụ trách bộ môn để nhờ kèm cặp đồng thời cảnh báo với chồng”.

Cũng ảo tưởng về khả năng của con nhưng biểu hiện của chị Phương Oanh ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) thì ngược lại. Cho rằng, con mình là một học sinh xuất sắc nên trong suốt quá trình học ở trường, chị Oanh dùng mọi cách để chọn cô giáo cho con. Cá biệt, chị luôn cho rằng, con mình hội tụ đầy đủ các tài năng nghệ thuật, vì vậy, chị đăng ký cho con rất nhiều lớp ngoại khóa như: múa, nhạc, họa…

Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường

Việc phải học quá nhiều khiến trẻ trở nên mệt mỏi, căng thẳng. Ảnh Internet

Việc phải học một lúc quá nhiều môn khiến sức khỏe con gái chị bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, chị lại luôn động viên con cố gắng và bồi bổ cho con bằng nhiều loại thức ăn. Đến một ngày con kiệt sức, phải nhập viện, chị Oanh mới giật mình.

Chị tâm sự: “Cuộc đời tôi thiệt thòi so với bạn bè nên tôi muốn đầu tư cho con, muốn con được học hành đầy đủ, thậm chí hơn các bạn. Tôi bỏ qua lời khuyên nhủ của tất cả mọi người, quyết tâm ép con học. Cũng may mà cuối cùng tôi đã nhận ra. Từ nay tôi sẽ nghe theo nguyện vọng của con, không ép con nữa”.

Sai lầm của chồng chị Thanh Hương hay chị Phương Oanh cũng là vấn đề mà nhiều ông bố, bà mẹ mắc phải. Cơ bản là họ đã đánh giá thiếu khách quan, xuôi theo cảm tính, xác định không đúng khả năng của con; áp đặt suy nghĩ của mình vào con; đem mong muốn cá nhân của mình áp lên con, không lắng nghe con trẻ…

Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường

Thay vì ép con học quá nhiều, bố mẹ nên vui chơi cùng con để hiểu con mình hơn. Ảnh Internet

Việc “ảo tưởng”, đánh giá con quá cao so với năng lực dẫn đến thực trạng: một là bỏ bê con ví quá tin tưởng, hai là gây áp lực, đặt gánh nặng lên vai con vì quá quan tâm. Cả hai biểu hiện này đều để lại rất nhiều hệ lụy.

Mức độ nhẹ thì trẻ sẽ kiêu căng, tự mãn, chủ quan hoặc ngược lại là chúng trở nên tự ti, sợ hãi, căng thẳng, nhất là khi đối diện với những kết quả không mong muốn. Nguy hại hơn, việc đánh giá con không đúng, bắt con phải chạy đua theo những gì ngoài khả năng hoặc bỏ con tự “bơi” cũng là lý do khiến trẻ bị bỏ lỡ những cơ hội phát triển phù hợp với khả năng của mình.

Ảo tưởng về con hậu quả khôn lường

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast