Mỹ có sợ khi tàu ngầm Kilo tới Biển Đen?

Tàu ngầm lớp Kilo diesel- điện của Nga tới Biển Đen vào đầu tháng tới.

Sau khi Liên Xô tan rã, do thiếu nguồn lực tài chính và công nghệ, sức mạnh của Hải quân Nga có nhiều giảm sút so với Mỹ và NATO.

Thời gian gần đây Nga bắt đầu triển khai và phát triển các chương trình tên lửa hành trình tầm xa, tàu ngầm tấn công thế hệ mới có khả năng hoạt động bí mật rất khó phát hiện dưới lòng biển.

Kết quả là sự xuất hiện của các dòng tàu ngầm mới lớp Yasen, Kilo, Lada và các loại tên lửa hành trình mới P-800 Yakhont, Kalibr, Zircon. Sức mạnh Hải quân Nga đang nhanh chóng được thu hẹp so với Mỹ và NATO, thậm chí đã vượt lên trước một bước.

my co so khi tau ngam kilo toi bien den

Tàu ngầm thứ 3 diesel- điện "Stary Oskol"

Tàu ngầm Kilo mang động cơ diesel-điện của Nga “Stary Oskol” sẽ tới Biển Đen vào đầu tháng 7 tới, nhà ngoại giao quân sự thông báo cho hãng tin RIA Novosti.

Hiện nay tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình “Kalibr” và nằm ở trung tâm Địa Trung Hải.

Sau khi hoàn thành thử nghiệm trên biển Baltic thì tàu ngầm ở Hạm đội Phương Bắc sẽ thực hiện kế hoạch di chuyển hạm đội về vị trí đóng quân thường trực mới trên hạm đội Biển Đen, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga trước đó.

Tàu “Stary Oskol” di chuyển trên mặt nước nhờ tàu chiến lai dắt “Altai”" hộ tống. Cuộc bắn và tập trận cùng với sự tham gia của tàu ngầm ở Địa Trung Hải này được cho là không nằm trong kế hoạch.

Nhớ lại rằng, vào tháng 12/2015 tàu ngầm cùng loại “Rostov-na-Donu” cũng đã tiến hành chuyến di chuyển tương tự đến Novorossiyck, mang tới cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình “Kalibr” ở mặt trận Syria.

Còn “Stary Oskol” là cái tên được nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi quân đội Anh tuyên bố về việc “bắt được” tàu ngầm này ở Biển Bắc (biển phía Bắc Đại Tây Dương).

my co so khi tau ngam kilo toi bien den

“Sự phát hiện ra và chặn tàu ngầm Nga là một kết quả nỗ lực của khối liên minh NATO”, chỉ huy tàu khu trục Kent ông Daniel Thomas cho biết.

Về phía Nga, cơ quan Bộ Quốc phòng bày tỏ sự không có gì ngạc nhiên về sự việc lực lượng NATO “bắt được” tàu Stary Oskol bởi vì tàu ngầm này di chuyển ở trạng thái nổi trên mặt nước nhờ tàu lai dắt và cũng không có ý định che giấu.

Dưới nước tàu Stary Oskol có thể phát hiện sự có mặt của tất cả các tàu khác trước khi phát hiện tàu này của Nga. Chiếc tàu ngầm tàng hình này được NATO gọi là “Hố đen của đại dương”.

my co so khi tau ngam kilo toi bien den

Đây là tầu ngầm thứ 3 trong số 6 chiếc tàu ngầm động cơ diesel-điện, chúng được sản xuất tại nhà máy đóng tàu Hải quân ở Sait Peterburg cho hạm đội Biển Đen.Tàu Stary Oskol được hạ thủy vào tháng 8/2014 sau một loạt thử nghiệm được thông qua bởi Hải Quân Nga.

Tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình “Kalibr” và bộ phóng ngư lôi nạp đạn tự động. Nó có khả năng lặn ở độ sâu 300 m, di chuyển dưới nước với vận tốc 20 nút( đơn vị đo lường cho hàng hải, hàng không, khí tượng học và 1 nút tương đương với 1 hải lí/giờ) và dự trữ hành trình là 45 ngày.

Thủy thủ đoàn biên chế gồm 52 người, phục vụ nó khoảng một phần tư lữ đoàn tàu ngầm ở Novorossiyck.

Được trang bị các loại tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm có thể hoạt động “êm” dưới lòng biển dài ngày. Do đó Hải quân Nga có khả năng mở các cuộc tấn công bất ngờ vào bất kỳ mục tiêu nào trên biển, cố định trên đất liền.

Chính vì vậy khi nghe thông tin tàu ngầm này tiến vào Biển Đen khiến Mỹ và NATO không khỏi lo lắng. Nó trở thành mục tiêu cần được theo dõi để khi cần có thể tiêu diệt trước khi nó kịp khai hỏa.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast