NATO thêm một lần thừa nhận sẽ thất thủ trước Nga

Theo Financial Times, NATO đã thừa nhận Lực lượng Mũi nhọn có khả năng sẵn sàng cao thuộc khối này rất dễ bị ’tổn thương’ nếu đối đầu với Nga.

Một vị tướng cấp cao khác từ chối cung cấp danh tính của NATO cho biết, với hệ thống khí tài quân sự phong phú và dày đặc dọc biên giới với Ba Lan và Lithuania, Nga có thể nhanh chóng "phủ đầu" Lực lượng Biệt đội chung Sẵn sàng cao (VJTF) trước khi lực lượng này sẵn sàng triển khai.

Trước thực tế này, một vị tướng cấp cao của NATO nhấn mạnh rằng, họ "nhận thức đầy đủ" về khả năng của Nga ở khu vực cực tây Kaliningrad, bởi hệ thống quân sự của Moskva tạo ra "sự thách thức" đối với 28 quốc gia thành viên NATO.

nato them mot lan thua nhan se that thu truoc nga

NATO tập trận tại Đông Âu cuối năm 2015.

Vị tướng này cho biết thêm: "Chúng tôi đang xem xét những khía cạnh khác nhằm tăng cường và hiện đại hóa khả năng phòng thủ và răn đe của NATO. Những vấn đề này sẽ được bàn tới trong Hội nghị Thượng đỉnh Warsaw diễn ra trong 2 ngày mồng 8 và 9/7 tới đây".

Được biết, đây không phải là nhận định đầu tiên NATO đưa ra nhận định khá bi quan về tương quan cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO xảy ra. Hồi cuối tháng 4/2016, trang War on the Rocks của Mỹ vừa mô phỏng một cuộc xung đột giả định giữa lực lượng quân đội Nga với NATO và cho một kết quả tương tự.

Báo Mỹ tin rằng, lực lượng vũ trang Nga có khả năng "chỉ trong 10 ngày" triển khai thành công tại vùng Baltic tới 27 tiểu đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tương đương với 30.000 – 50.000 binh sĩ. Ngoài ra, War on the Rocks cũng cho rằng, việc Nga triển khai quân cũng bao gồm các xe bọc thép, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và v.v… Trong khi đó quân NATO chỉ có thể chống lại lực lượng yếu kém hơn.

Tuy nhiên, Lục quân không phải là vấn đề duy nhất. Thực tế là các loại súng và pháo của Nga đủ sức giáng đòn vào mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều so với những mẫu tương tự hiện có trong trang bị vũ khí của Mỹ.

Ngoài ra, xe tăng hiện đại và xe chiến đấu bộ binh của Nga có vỏ thiết giáp tốt hơn, còn về vũ khí và các cảm biến, thêm nữa ở một số lĩnh vực - cụ thể như hệ thống bảo vệ tích cực của tên lửa có điều khiển chống tăng - thì Nga vượt mặt các trang bị tương tự của NATO.

Đặc biệt, War on the Rocks còn chú ý đến điểm hạn chế về khả năng của Mỹ liên quan đến việc sử dụng lực lượng không quân. Điều này gắn với thực tế rằng Nga đang sở hữu kho vũ khí tên lửa đất-đối-không được cho là số 1 thế giới.

Trước thực tế này, RAND (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự, an ninh, chiến tranh...) cho rằng Nga có thể đánh bại NATO và Mỹ không quá 36 giờ nếu xảy ra chiến tranh tại Baltic.

nato them mot lan thua nhan se that thu truoc nga

Quân khu phía Tây Nga tập trận.

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ mùa hè năm 2014 đến mùa xuân 2015, các chuyên gia quân sự và phi quân sự của RAND đã mô phỏng một loạt các trò chơi chiến tranh để dự đoán về viễn cảnh sẽ xảy ra. Kết quả cho thấy, với cấu trúc lực lượng quân sự hiện tại ở châu Âu, NATO không đủ khả năng bảo vệ vùng lãnh thổ của một số nước thành viên có vị trí địa lý gần Nga nhất, cụ thể đó là các nước Lithuania, Latvia và Estonia.

Cả ba quốc gia đều không chỉ không chung đường biên giới với bất kỳ đồng minh nào trong khối NATO mà còn nằm kẹp giữa biển Baltic với Nga, Belarus - nước đồng minh chính của Nga và vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga. Yếu tố địa lý cùng với việc NATO liên tục giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực (so với tương quan lực lượng của Nga tại đây) đã đặt ba quốc gia vào mối nguy hại to lớn trước tham vọng chinh phục của Nga.

Bản báo cáo RAND đưa ra gợi nhắc đến quan ngại tương tự trước đó của tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO. Hồi tháng 5/2015, ông Pavel đã cảnh báo rằng Moscow sẽ có thể chinh phục 3 nước vùng Baltic trong vòng hai ngày bất chấp cả ba quốc gia đều đã gia nhập NATO.

Ông Pavel tin rằng phần lớn nguyên nhân dẫn đến khả năng trên là do quy trình truyền đạt mệnh lệnh tương đối chậm chạp của NATO. “Một trong những nhược điểm của NATO là quy trình phức tạp khi đưa ra quyết định của tổ chức. Điều này là bởi NATO có 28 nước thành viên và tất cả phải cùng đạt được sự đồng thuận cho mọi quyết định.

Từ góc độ chuyên môn, nếu xét đến việc Nga có thể triển khai bao nhiêu quân tại vùng Baltic, diện tích của các nước này và mật độ quân đội trên vùng lãnh thổ của họ, tôi tin rằng Baltic có thể sẽ bị chiếm đóng trong vòng vài ngày”, Pavel phát biểu trên trang tin CTK của Czech. Khả năng Nga dễ dàng chinh phục vùng Baltic còn là bởi điện Kremlin liên tục đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá quân đội của mình, kèm theo đó là sự suy giảm khả năng tự vệ nói chung của NATO.

Trong khi Nga không ngại ngần chi mạnh tay để hiện đại hoá hạm đội tàu (dẫn đến khả năng NATO có thể bị đánh bật ra khỏi vùng biển Baltic), làm mới lực lượng không quân (nhằm lấn lướt ưu thế trên không từ trước đến nay của quân đội Mỹ) thì chi tiêu quân sự của NATO đang sụt giảm đáng kể.

Theo tạp chí Foreign Policy, quân đội Mỹ đã kéo hai sư đoàn thiết giáp ra khỏi Đức và chỉ duy trì hai đơn vị ở châu Âu ở thời điểm hiện tại. Trong năm 2015, cũng chỉ có năm thành viên trong khối NATO đạt mức chi tiêu quân sự tối thiểu do tổ chức đề ra.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast