Khai thác mỏ sắt Thạch Khê : Nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường

Ngày 8.9.2009, Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê ( TIC) khởi công bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) và phấn đấu đến đầu năm 2011, khai thác những tấn quặng đầu tiên.

Lựa chọn sét - cát để bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê cho hợp lý.
Lựa chọn sét - cát để bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê cho hợp lý.

Theo Giám đốc Công ty TIC Hồ Đức Bình, để khai thác mỏ sắt này cần phải bốc xúc khoảng 682 triệu m3 đất, đá thải; trong đó có 353 triệu m3 cát, 60 triệu m3 đất sét, còn lại là đá granít. Và bố trí đổ thành hai “núi” bãi thải với chiều cao (+ 110 mét) trên diện tích 1.300 ha. Do mỏ sắt Thạch Khê nằm tiếp giáp với biển và sông, diện tích có hạn và địa hình, địa chất phức tạp nên trước đây, tư vấn nước ngoài (CHLB Nga) tính toán, hai bãi thải này được bố trí phía tây khai trường mỏ, giáp với sông Thạch Đồng, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 6 km.

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho thành phố Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, TIC cùng Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã kiến nghị và phê duyệt dời bãi thải về phía đông khai trường, tiếp giáp với bờ biển, cách xa trung tâm thành phố Hà Tĩnh hơn 8 km. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mỏ sắt Thạch Khê đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt cũng theo phương án di chuyển bãi thải ra xa thành phố Hà Tĩnh...

Đồng thời, TIC đã đưa ra phương án xử lý để giảm thiểu tác động môi trường khi khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Theo phương án đã được duyệt, việc kiên quyết đầu tiên là di dân, giải phóng mặt bằng (GPMB) ra khỏi vành đai an sinh môi trường với khoảng cách ít nhất 1 km, kể từ chân bãi thải. Theo phương án này thì việc GPMB mỏ sắt Thạch Khê sẽ giảm gần 1.000 ha so với phương án mà tư vấn của Nga đã lập.

Trong vành đai an sinh này, sau khi đã GPMB xong sẽ tiến hành ngay các giải pháp giảm thiểu môi trường, như trồng rừng cây (keo lai, phi lao, bạch đàn) kéo dài bao quanh khai trường mỏ chống bụi và cát bay, đắp đê bao chống trôi lấp cùng với việc xây dựng hệ thống mương thoát nước, hồ xử lý môi trường sinh thái ở phía đông bãi thải nhằm ngăn cách khai trường với thành phố Hà Tĩnh. Hồ sinh thái rộng 170.000 m2 dùng dùng lắng lọc, xử lý nước thải của mỏ và chống ngập úng cho khu vực dân cư xung quanh. Trên bề mặt bãi thải và sườn bãi thải tận dụng đất sét thải đổ bọc bên ngoài và trồng cỏ Vetivơ chống xói lở.

Thực tế trong thời gian bốc gần 3 triệu m3 đất cát đầu tiên, Công ty TIC đã sử dụng các thiết bị, phương tiện khai thác mỏ hiện đại, công suất lớn của các nước G7 để giảm tiếng ồn, giảm mật

Khi mỏ sắt Thạch Khê khai thác công nghiệp 10 triệu tấn quặng/năm sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động trực tiếp tại mỏ và hàng ngàn lao động làm dịch vụ. Đồng thời là “nam châm” thu hút nhiều dự án khác, góp phần tạo bước đột phá về công nghiệp, dịch vụ cho tỉnh nghèo Hà Tĩnh. Quặng sắt Thạch Khê có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước.

độ di chuyển trên khai trường và luôn sử dụng xe tưới nước dập bụi. Cán bộ công nhân viên ở đây đã đề xuất phương án bốc xúc hợp lý: đổ giữa hai lớp cáp là một lớp sét pha; phía ngoài cùng đổ lớp sét pha ướt, nên tuy bãi thải hiện đã lên cao (+ 28 mét) rộng 100 ha nhưng chưa có hiện tượng cát bay, cát nhảy. Công ty TIC đã lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo Nghị định 71/CP trình Bộ Tài nguyên & Môi trường xét duyệt. Ngay trong năm 2009, TIC đã ký Quỹ môi trường 5 tỷ đồng. Tại các vị trí ổn định và đã kết thúc khai thác trong vùng mỏ, doanh nghiệp sẽ dùng quỹ này để hoàn nguyên ngay.

Một phương án có tính khả thi cao để giảm diện tích GPMB, diện tích bãi thải và giảm thiểu tác động môi trường là việc tiêu thụ cát thải phục vụ việc san lấp mặt bằng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu; sử dụng sét và đá sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện đã có nhiều đối tác liên hệ với tỉnh Hà Tĩnh và TIC về phương án mua nhiều triệu m3 đất, cát thải mỗi năm và các phương án này đang được nghiên cứu để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Nhằm hạ thấp chiều cao bãi thải, TIC đã đấu thầu quốc tế, lựa chọn thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình. Trong đó có phương án quay đê ngăn lấn biển để mở rộng diện tích bãi thải.

Cuối cùng, TIC cùng tỉnh Hà Tĩnh đang tổ chức di dời, tái định cư hơn 3.800 hộ dân với hơn 18.000 nhân khẩu trong vùng ảnh hưởng ra xa khu vực khai trường mỏ, như đến các xã của huyện Can Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và một phần di vén về phía tây vùng mỏ (cách xa mỏ 6-8 km) nhằm giảm thiểu tác động môi trường.

Việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê mới bắt đầu, hy vọng TIC sẽ triển khai đầy đủ các giải pháp nêu trên cùng với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và người dân chấp hành di dời đúng quy định nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là phụ cận thành phố Hà Tĩnh và các vùng xung quanh khai trường mỏ sắt Thạch Khê.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast