Ngân hàng Thế giới cấm dùng thuật ngữ “quốc gia đang phát triển”

Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính thức cấm dùng thuật ngữ “quốc gia đang phát triển” trong các ấn phẩm quan trọng do cơ quan này phát hành.

ngan hang the gioi cam dung thuat ngu quoc gia dang phat trien

Trụ sở Ngân hàng Thế giới tại Washington, D.C. - Ảnh: Flickr

Theo Slate, sẽ không còn nước nào được gọi là quốc gia đang phát triển nữa, ít nhất là theo quan điểm của WB.

Trong ấn bản mới nhất Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới 2016, WB đã cấm sử dụng thuật ngữ này với lý do: “Không còn sự phân biệt giữa các nước đang phát triển (được định nghĩa trong các ấn bản trước là những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình) và các nước phát triển (được định nghĩa trước đây là nước có thu nhập cao)”.

Trên thực tế, quy định mới về thuật ngữ này của WB không gây nhiều bất ngờ. Việc phân loại “nước đang phát triển” từ lâu đã không được xác quyết về mặt nội hàm ngay chính trong báo cáo các chỉ số phát triển thế giới của WB.

Ví như ấn bản công bố năm 2013 nêu rõ “việc dùng thuật ngữ này chỉ vì thuận tiện” và “nó không có ngầm ý nói rằng tất cả các nền kinh tế thuộc nhóm này đều đang trải qua giai đoạn phát triển giống nhau, hay các nền kinh tế khác đã đạt tới một giai đoạn phát triển cuối cùng hoặc ưu thế hơn”.

Hai chuyên gia thống kê của WB tham gia thực hiện Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới gần đây cũng lưu ý về sự bất cập trong cách gọi “các nước đang phát triển”.

Theo đó, họ chỉ ra sự chênh lệch giữa Malawi có tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người là 250 USD, trong khi Mexico có GNI bình quân đầu người gấp 40 lần Malawi là 9.860 USD. Trong khi đó cả 2 nước này đều được liệt vào danh sách các nước đang phát triển.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast