Công nghệ xe hơi hứa hẹn trong 2014

Wi-Fi Direct cho phép một điện thoại thông minh trên một chiếc xe đang chạy liên lạc với điện thoại của một khách bộ hành mà không cần thực hiện hội thoại qua tháp viễn thông nhằm tránh va chạm.

Siêu chất dẻo

Khi sợi carbon composite đã có chỗ đứng khá vững, các nhà cung cấp đang đầu tư sang loại vật liệu hybrid có khả năng tăng cường sức chống va chạm và giảm trọng lượng. Các hãng như BASF, Beakaert và Voestalpine đang hợp tác trong chế tác loại nhựa nhiệt dẻo gia cường với lõi thép. Ba-đờ-sốc, thân xe và các chi tiết trong cabin làm từ hỗn hợp nhựa lõi thép gia cường đúc áp lực với khả năng hấp thụ năng lượng và cấu trúc toàn vẹn tuyệt vời, đồng thời giảm độ phức tạp cũng như chi phí sản xuất.

Kéo dài quãng đường mỗi lần sạc của xe điện

Sự lo lắng về việc "gãy gánh" giữa đường sẽ khiến khách hàng mua xe điện thấy ngần ngại. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quá trình sạc điện cho xe sẽ giúp xoa dịu mối bận tâm, đồng thời giúp những chiếc xe chạy được quãng đường dài hơn với mỗi lần sạc. Audi, BMW, Lotus, Mazda và hai hãng công nghệ châu Âu là AVL và FEV đã thử nghiệm các loại máy phát điện cho động cơ với kích thước gọn nhẹ nhằm tăng thêm năng lượng điện khi hoạt động.

Giải pháp tối thượng - vẫn chưa được phát triển - được cho là pin nhiên liệu hydro mang theo như hành lý và nối vào gói pin nhằm cung cấp thêm năng lượng với quãng đường không thua xe chạy xăng.

Động cơ ở ổ trục bánh xe

Ý tưởng của Ferdinand Porsche về việc tích hợp động cơ điện của hệ thống hybrid trong ổ trục bánh xe giúp tạo thêm không gian cho hành khách và gói pin. Nhưng các hãng xe do dự vì sợ rằng việc tăng trọng lượng không đặt hệ thống treo sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng vận hành và hoạt động trên mặt đường xấu.

Hãng công nghệ Protean Electric ký hợp đồng với Lotus Engineering để thực hiện các thử nghiệm mang tính bao quát so sánh một chiếc sedan tiêu chuẩn với một chiếc sử dụng động cơ gắn ở ổ trục bánh xe. Kết quả khá ngạc nhiên: các tài xế dường như không nhận ra hiệu suất suy giảm do tiêu hao vào trọng lượng phụ trội không đặt trên treo. Protean dự kiến bắt đầu sản xuất động cơ gắn ở ổ trục bánh xe vào năm 2014.

Kết nối không dây tránh va chạm

Ở bang Michigan (Mỹ), các lái xe được mời tham gia vào một nghiên cứu của Sở giao thông trong việc sử dụng kết nối không dây giữa các xe để tránh va chạm. Tùy thuộc vào kết quả, Wi-Fi có thể là công nghệ trang bị bắt buộc trên xe từ năm 2020.

Hơn thế, General Motors muốn giúp các tài xế tránh va chạm với người đi bộ. Công nghệ cơ bản, được gọi Wi-Fi Direct, cho phép một điện thoại thông minh trong xe liên lạc với một điện thoại của một khách bộ hành mà không cần thực hiện hội thoại qua tháp viễn thông. Kết nối trực tiếp giảm thiểu thời gian cần có để nhận dạng nguy cơ từ 8 giây xuống còn một giây.

Màn hình 3D công nghệ cao

Giờ đây khi những hình ảnh 3 chiều đã đi từ các rạp chiếu vào tivi ở phòng khách, 3D còn thâm nhập vào ôtô. Sử dụng công nghệ màng mỏng bán dẫn, Johnson Controls tạo ra loại bảng đồng hồ 3D hiển thị thông tin quan trọng ở bề mặt nổi, trong khi các dữ liệu thứ cấp nằm ở bề mặt sâu hơn trong tầm nhìn của tài xế. Công nghệ này có thể tăng thêm tính hiện thực cho các màn hình định vị và các bộ phim hành động ly kỳ cho đến cảnh báo thay đổi làn đường.

Tăng khả năng quan sát

Lái xe dưới trận mưa rào hay tuyết rơi có thể gây nhiều khó khăn, một phần vì mưa tuyết có thể khiến ánh sáng từ đèn pha phản chiếu lại về phía tài xế. Nhằm tăng khả năng quan sát, các nhà nghiên cứu tại đại học Carnegie Mellon tạo ra loại đèn pha có khả năng "nhìn" giữa các hạt mưa hay tuyết. Với một camera theo dõi chuyển động của các vật thể rơi xuống, đèn LED nhiều bóng sẽ tăng hoặc giảm độ sáng nhằm giảm độ phản chiếu xuống 70%.

Mỹ Anh

Nguồn: VnExpress

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast