Rò rỉ tài liệu về kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ

Một bản thảo rò rỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy giới chức nước này hướng đến hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân hiện tại cùng phát triển những vũ khí mới để đối phó với các nước.

Theo báo Washington Post, trong số những vũ khí mới được đề xuất là loại đầu đạn “năng suất thấp” có thể gắn vào các tên lửa đạn đạo Trident hiện hành, phóng từ tàu ngầm. Dù được đặt tên như vậy, đầu đạn mới có thể tạo ra sức công phá lớn hơn vụ nổ ở hai thành phố Nhật Bản hồi Thế chiến 2.

ro ri tai lieu ve ke hoach che tao vu khi hat nhan cua my

Tên lửa hành trình AGM-86B được thả từ máy bay B-52H Stratofortress trong một cuộc diễn tập của quân đội Mỹ. Ảnh: AFP.

Theo bản thảo này, các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được đánh giá là ngày càng cần thiết do “sự suy thoái môi trường chiến lược”. Lập luận của Bộ Quốc phòng Mỹ là: Nếu đối phương sở hữu kho vũ khí hạt nhân không bị kiểm soát bởi những hiệp ước hiện hành, thì Mỹ cũng phải có vũ khí tương xứng để đáp trả khi cần thiết.

Kế hoạch phát triển vũ khí mới của Mỹ hướng cụ thể đến đối phó với Nga. Nhiều năm nay, Washington cáo buộc Moscow vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987, trong đó quy định cấm chế tạo và triển khai tên lửa hạt nhân hành trình mới có thể đe doạ đến châu Âu.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đề xuất chế tạo tên lửa hạt nhân hành trình mới phóng từ tàu ngầm, gọi là SLCM.

Những kế hoạch phát triển vũ khí mới sẽ làm phát sinh chi phí, vốn đã rất tốn kém, trong việc hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân cũ kỹ của Mỹ. Một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội công bố cuối năm 2017 cho thấy cần đến 1,2 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới để chế tạo những vũ khí mới và cho công tác bảo trì.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast