Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

(Baohatinh.vn) - Sáng 28/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với Sở NN&PTNT về kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2019.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Trưởng ban Kinh tế - Ngân Sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu chủ trì buổi làm việc

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, việc rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng là hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong tình hình mới; đảm bảo hài hòa giữa quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các quy hoạch khác.

Trên cơ sở cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp năm 2020 của Hà Tĩnh đã được Chính phủ quy phê duyệt tại Nghị quyết 75/2018/NQ-CP ngày 13/6/2018, tổng diện tích rừng là 340.532 ha, trong đó 74.510 ha rừng đặc dụng, 115.641 ha rừng phòng hộ và 150.371 ha rừng sản xuất.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng

Qua rà soát, Sở NN&PTNT cùng với Sở TN&MT thống nhất điều chỉnh 3 loại rừng và quy hoạch bảo vệ phát triển rừng. Cụ thể, tổng diện tích chuyển từ rừng phòng hộ sang sản xuất 28,6 ha (rừng trồng 4,2 ha, đất chưa có rừng 24,4ha); quy hoạch rừng phòng hộ chắn sóng ven sông, với diện tích 22,1 ha thuộc huyện Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh; chuyển 171,9 ha đất khác, đất chưa quy hoạch rừng phòng hộ ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng; chuyển 3.143,3 ha đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất sang rừng phòng hộ; chuyển 2.438,7 ha đất khác, đất chưa sử dụng trong rừng sản xuất ra khỏi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh Phan Thanh Biển: Ngành NN&PTNT cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý để thay đổi mục đích của một số hồ đập nhỏ trên địa bàn...

Sau khi điều chỉnh bổ sung, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh là 341.256 ha, trong đó đất rừng đặc dụng 74.501 ha, đất rừng phòng hộ 115.895 ha, đất rừng sản xuất 150.860 ha.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Đại diện đoàn giám sát HĐND tỉnh báo cáo kết quả kiểm tra công tác quy hoạch, đầu tư, quan lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016 - 2019

Từ năm 2016 đến nay, bằng nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, toàn tỉnh đã xây dựng mới được 5 hồ chứa nước; 2 đập dâng; nâng cấp 11 hồ chứa và 30 km đê với tổng kinh phí hơn 3.400 tỷ đồng.

Qua đó, mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong mùa mưa bão, cơ bản đáp ứng nước phục vụ cho phát triển sản xuất trên địa bàn.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt: Từ ý kiến của đại biểu, Sở NN&PTNT sẽ xem xét, rà soát, củng cố lại số liệu quy hoạch 3 loại rừng theo cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp năm 2020 của tỉnh đã được Chính phủ quy phê duyệt tại Nghị quyết 75/2018/NQ-CP ngày 13/6/2018.

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu cho rằng: Qua báo cáo dự thảo Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cơ bản nhất trí việc chuyển đổi các loại đất rừng. Tuy nhiên, về quy hoạch chuyển rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, Sở NN&PTNT cần cân nhắc và phải có giải trình cụ thể đối với nội dung này.

Cân nhắc trong việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Đối với báo cáo dự thảo kết quả giám sát công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý công trình đê điều, hồ đập giai đoạn 2016 – 2019, đoàn giám sát HĐND tỉnh sẽ tiếp thu những đóng góp của đại biểu về công tác đầu tư, giám sát, vận hành... hồ đập để hoàn thiện báo cáo trình kỳ họp 10 HĐND tỉnh khóa XVII.

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast