NASA phát hiện mặt trăng đầu tiên ngoài hệ mặt trời?

Theo báo cáo mới của NASA, các nhà thiên văn học đã xác định được những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có sự hiện diện của một hành tinh ngoại lai nằm ngoài hệ mặt trời.

Phát hiện đầy bất ngờ về một mặt trăng ngoài hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Phát hiện đầy bất ngờ về một mặt trăng ngoài hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Theo NASA, hiện có hơn 1.000 hành tinh ngoài hệ mặt trời đã được xác nhận trong những năm gần đây, nhưng lần đầu tiên có một nhóm thiên văn học cho rằng họ có thể tìm được mặt trăng ngoại lai đầu tiên.

Ứng viên vừa xuất hiện nằm cách Trái đất khoảng 1.800 năm ánh sáng, và hệ hành tinh/mặt trăng này được gọi là MOA-2011-BLG-262, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical.

Đây là kết quả của công trình nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu là Tổ chức Quan sát vi kính Nhật Bản-New Zealand-Mỹ (MOA) và chương trình Hệ thống thấu kính theo dõi sự bất thường (PLANET).

Sử dụng các kính thiên văn ở New Zealand và Tasmania, nhóm chuyên gia tận dụng lợi thế của một hiện tượng thiên văn gọi là vi thấu kính hấp dẫn.

“Chúng tôi sẽ không còn cơ hội để quan sát ứng viên mặt trăng này một lần nữa, nhưng chúng tôi sẽ chờ đợi thêm những dịp phát hiện bất ngờ như thế trong tương lai”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm David Bennett của Đại học Notre Dame (Mỹ).

Theo Thanhnien

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast