Có nên “họp thay”, “ họp giúp”?

Vừa rồi đến huyện K công tác, tôi được dự cuộc trao đổi của mấy đồng chí cán bộ về vấn đề… họp đúng thành phần.

Có nên “họp thay”, “ họp giúp”? ảnh 1

Đồng chí Trung thẳng thắn :

-Họp đúng thành phần, vấn đề tưởng như tất nhiên, bởi vì “ăn có mời, làm có khiến”. Nhưng sự đời lại không như thế, bởi hiện nay đã có những cuộc hội nghị không ít người đến dự không đúng thành phần, mặc dù đã được mời đích danh. Tình trạng đi “họp thay”,“họp giúp”, người cần dự lại không tham dự vẫn cứ đang diễn ra trong các cuộc họp, các hội nghị ở mọi cấp, mọi ngành ! Do họp không đúng thành phần, người đến dự thường không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ về nội dung để tham gia ý kiến có chất lượng. Hơn nữa vì không phải là người “trong cuộc”, người có trách nhiệm nên các ý kiến tham gia thường chỉ phản ánh tình hình chung chung, ít hoặc không có những đề xuất, kiến nghị cụ thể. Đáng lo ngại hơn là việc lĩnh hội những nội dung, kết luận về những việc cần làm, cần quan tâm hoặc việc phản ánh, báo cáo lại cấp hay người có trách nhiệm thường không đầy đủ, chính xác. Đây là nguyên nhân làm hạn chế rất lớn đến quá trình triển khai thực hiện, đánh giá kết quả, phản ánh chưa đầy đủ tính trí tuệ trong mỗi vấn đề.

Đồng chí Trung vừa dừng lại, tôi hỏi :

-Thế đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Thấy tôi hỏi, đồng chí Thành đáp :

-Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cái chính là mỗi người, mỗi cấp, ngành được mời dự chưa nhận thức hết trách nhiệm của mình.Từ đó dẫn đến việc ai đi họp cũng được( ?). Mặt khác do tình trạng cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ, chức danh nên không thể “Thân này ví xẻ làm hai”. Ngoài ra còn có cả nguyên nhân về phía cơ quan chủ trì. Đôi khi vì những lý do tế nhị, hoặc để cho “ thêm phần long trọng” nên vẫn cứ mời người này, cơ quan kia, tuy biết họ không đúng thành phần và đối tượng của hội nghị. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là do cơ quan chủ trì chuẩn bị chương trình nội dung hội nghị thiếu sâu sắc, cụ thể, ít tác dụng thiết thực nên đối tượng được mời ngại đi dự hội nghị…

Thấy hai đồng chí trao đổi cởi mở, thẳng thắn, tôi “truy” tiếp :

-Vậy theo các đồng chí, chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?

Nghe câu hỏi của tôi, mấy đồng chí im lặng ra chiều suy nghĩ. Một lúc sau đồng chí Trung mới lên tiếng :

- Chúng tôi cho rằng để khắc phục tình trạng trên, mỗi cấp, ngành và người có trách nhiệm (cả hai phía mời và được mời) cần nâng cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu, chuẩn bị nội dung, thành phần tham dự theo phương châm “thà ít mà tốt”. Những vấn đề cần trao đổi, lấy ý kiến, quyết định ở hội nghị nên có thông báo sớm cho các đối tượng mời tham dự.Đồng thời chống mọi biểu hiện hình thức, tư tưởng chia sẻ, đùn đẩy trách nhiệm (mời họp để xác nhận đã tham gia, đã xin ý kiến) hoặc quan niệm “ kết hợp” khác…Việc họp đúng thành phần, nếu làm tốt, cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast