Can Lộc tổ chức lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước

(Baohatinh.vn) - Việc tổ chức đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước (thị trấn Nghèn) góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, siết chặt thêm nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước (Bình Định) và Can Lộc (Hà Tĩnh).

Sáng 18/3, huyện Can Lộc phối hợp với huyện Tuy Phước - tỉnh Bình Định (đơn vị kết nghĩa với huyện Can Lộc) tổ chức lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước (thị trấn Nghèn).

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, lãnh đạo 2 huyện Can Lộc và Tuy Phước cùng dự.

Can Lộc tổ chức lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước

Các đại biểu tham dự lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn.

Tượng danh nhân Đào Tấn do nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Ngọc (người con quê Hà Tĩnh) - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam thực hiện và trao tặng quê hương Can Lộc.

Tượng có chiều cao 2,1m, nặng 300 kg, được làm bằng đá xanh Thanh Hóa.

Can Lộc tổ chức lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước

Tượng có chiều cao 2,1m, nặng 300 kg, được làm bằng đá xanh Thanh Hóa

Việc tổ chức đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước (thị trấn Nghèn, Can Lộc) là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ học tập và noi gương các danh nhân văn hoá của quê hương, đất nước. Đây cũng là hoạt động bồi đắp, gắn kết nghĩa tình giữa 2 huyện Tuy Phước - Can Lộc.

Can Lộc tổ chức lễ đặt tượng danh nhân Đào Tấn tại công viên Tuy Phước

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng lãnh đạo 2 huyện Can Lộc và Tuy Phước thực hiện nghi lễ đặt tượng Đào Tấn tại công viên Tuy Phước (thị trấn Nghèn).

Danh nhân Đào Tấn (1845 - 1907) tên đầy đủ là Đào Tăng Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang, Mai Tăng, Mộng Mai. Ông là người làng Vinh Thạnh (nay thuộc xã Phước Lộc), huyện Tuy Phước (Bình Định). Năm 1867 (năm Tự Đức thứ 20), Đào Tấn đỗ cử nhân.

Trong cuộc đời làm quan, Đào Tấn 2 lần được bổ nhiệm làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) năm 1889 và 1898.

Đào Tấn là một tấm gương liêm chính, mẫu mực. Ông được vua Tự Đức ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy vua).

Năm 1904, Đào Tấn về hưu, lúc đó ông vừa tròn 60 tuổi. Sau khi nghỉ hưu, Đào Tấn dốc toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật hát bội, nuôi đoàn hát; lập “Học bộ đình Vinh Thạnh”, đào tạo, bồi dưỡng lớp học trò tài năng làm rạng danh nghệ thuật hát bội tại quê hương Tuy Phước, Bình Định.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast