Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

(Baohatinh.vn) - Chiều 25/6, Đoàn Giám sát chuyên đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh do các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Võ Hồng Hải đồng chủ trì có buổi làm việc với Sở VHTT-DL Hà Tĩnh để nghe báo cáo công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Hà Tĩnh hiện có 459 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 78 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt. Hầu hết các di tích sau khi được xếp hạng đều được chính quyền các cấp, ngành chuyên môn và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quan tâm quản lý, bảo tồn nên đã phát huy tốt giá trị giáo dục truyền thống.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Ông Nguyễn Cảnh Thụy - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL báo cáo tình hình công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Toàn tỉnh có gần 70 lễ hội, trong đó có 12 lễ hội lớn được tổ chức thường niên như: Lễ hội Chùa Hương Tích, Lễ hội đền Chiêu Trưng, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Lễ hội Đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Lễ hội Chùa Chân Tiên…

Các lễ hội được đông đảo nhân dân hưởng ứng, tạo điều kiện giao lưu, kết nối cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù được quan tâm, bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Bà Phan Thị Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn hóa dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh: Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá và giáo dục truyền thống cho người dân, con em địa phương nơi có di tích

Từ năm 2013 - 2017, mỗi năm tỉnh dành 2 - 10 tỷ đồng để tu bổ, chống xuống cấp di tích. Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quan trọng này, những năm tới, đề nghị tỉnh ưu tiên nguồn ngân sách ổn định từ 10 - 15 tỷ đồng/năm để chống xuống cấp di tích.

Qua khảo sát mở rộng cho thấy, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều di tích lâu đời, kiến trúc đẹp, được làm bằng gỗ như: Đình Hội Thống (Nghi Xuân), Đền cả Tổng Du Đồng (TX Hồng Lĩnh), Đền Voi Mẹp (Thạch Hà), Đền Cả xã Ích Hậu (Lộc Hà), Đình Chợ Trổ (Can Lộc)… đã và đang xuống cấp nhiêm trọng, cần được đầu tư, tôn tạo.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Nhà văn Đức Ban: Cần rà soát, xem xét lại công tác khảo sát xếp hạng di tích nhà thờ họ, tăng cường công tác tu bổ tôn tạo di tích, giám sát nguồn xã hội hóa

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời nêu rõ một số giải pháp về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đánh giá cao nội dung đóng góp ý kiến của đại biểu, các chuyên gia, nghệ nhân.

Tham mưu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đề nghị Sở VHVH-TT&DL tiếp thu nghiêm túc các ý kiến

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý Sở VH-TT&DL tiếp thu tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện báo cáo chuẩn bị làm việc với UBND tỉnh vào tháng 7/2018 về nội dung: bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa. Trong đó, chú trọng tham mưu tỉnh xem xét đề ra các chính sách, chế tài nâng cao chất lượng quản lý, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm huy động tốt nguồn lực xã hội hóa.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast