Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, Trung Quốc là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus. Những bức hình hiếm hoi cho thấy các nhà khoa học ở đây ăn mặc như phi hành gia khi nghiên cứu về các chủng virus nguy hiểm.

Video: Người phát ngôn Trung Quốc bác bỏ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Ảnh chụp tháng 1/2015 cho thấy các nhà nghiên cứu trong một cuộc thử nghiệm tập dượt tại phòng thí nghiệm virus mới xây dựng xong ở Vũ Hán. Ảnh: Xinhua

Ngày 16/4, đáp lại những nghi ngờ từ Mỹ rằng virus SARS-CoV-2 là một sản phẩm từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố đây là một cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở, đồng thời khẳng định Bắc Kinh minh bạch về vấn đề này.

Những nghi vấn rộ lên từ vài tuần trước đã thu hút sự quan tâm của truyền thông tới một phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán, được biết đến với tên chính thức là Viện Virus học Vũ Hán.

Theo trang Daily Mail (Anh), đây là nơi lưu giữ trên 1.500 chủng virus nguy hiểm, chuyên nghiên cứu về các “mầm bệnh nguy hiểm nhất”, đặc biệt là các loại virus sống trên vật chủ là loài dơi.

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Trung tâm thí nghiệm virus Vũ Hán chính thức khai trương tháng 1/2018, sau khi vượt qua nhiều cuộc kiểm tra an toàn. Trong ảnh là hai nhà nghiên cứu mặc bộ đồ bảo hộ toàn thân đang làm việc trong năm 2018.

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Viện Virus học Vũ Hán sở hữu phòng thí nghiệm duy nhất ở Trung Quốc có mức độ an toàn sinh học cao nhất là P4 và lưu giữ hơn 1.500 chủng virus. Trong ảnh, một nhà nghiên cứu làm việc trong phòng thí nghiệm vào ngày 23/2/2017. Ảnh: AFP/Getty Images

Trong khi các nhà khoa học tin rằng virus CoV đã “nhảy” sang người từ động vật hoang dã tại một khu chợ động vật sống ở Vũ Hán, nhiều người khác theo đuổi các thuyết âm mưu khác nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần phủ nhận các cáo buộc thiếu căn cứ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã bác bỏ những nghi ngờ về việc SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm.

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Trung Quốc đã quyết định xây dựng Viện Virus học Vũ Hán sau khi đất nước này bị tấn công bởi dịch SARS vào năm 2002. Trong ảnh, một nhà nghiên cứu mặc đồ bảo hộ trước khi bước vào phòng thí nghiệm, ngày 30/1/2015. Ảnh: Xinhua

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Trung Quốc đã mất 15 năm để hoàn thiện đầy đủ dự án, với kinh phí lên tới trên 41 triệu USD. Trong ảnh, nhân viên bên trong phòng thí nghiệm P4 ngày 23/2/2017. Ảnh: AFP/Getty Images

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Mô tả tầm quan trọng của phòng thí nghiệm P4, báo chí Trung Quốc đã gọi đây là “tàu sân bay của ngành virus học Trung Quốc”, nơi “có khả năng nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất”. Hình ảnh chụp một nhân viên bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán vào ngày 23/2/2017

Bên trong phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán

Nhà virus học Zhou Peng ở Vũ Hán phát biểu với Tân Hoa xã năm 2018: “Chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đã đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ chế miễn dịch của dơi, loài từ lâu là vật chủ mang virus”.

Theo Thu Hằng/Báo Tin tức

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast