Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đến nay, các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị mở được 13.177 lớp học, với 948.214 lượt người tham gia học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm này.

Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Tĩnh

Sáng 1/10, Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Sơn phối hợp tổ chức khai mạc điểm toàn tỉnh Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Việc tổ chức hàng chục nghìn lớp học đã giúp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến công, kiến thức về pháp luật, các vấn đề về xã hội, sức khỏe, đời sống...

Người lao động đã biết vận dụng kiến thức được học vào lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống, tạo được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ ở Hà Tĩnh còn hạn chế, nhiều trung tâm còn “hữu danh vô thực”.

Người dân, người lao động rất “đói” về thông tin, về sự hiểu biết chính sách, pháp luật, kiến thức làm kinh tế, vốn sống và kỹ năng sống... nhưng các trung tâm rất bị động, lúng túng trong nội dung, chương trình mở lớp, trong mối quan hệ phối hợp, cơ cấu tổ chức bộ máy và yếu tố đảm bảo để duy trì hoạt động. Nếu phân loại, đánh giá chính xác thì trung tâm hoạt động tốt và khá chưa đến 50%, rất ít ban giám đốc trung tâm vận hành đúng quy chế hoạt động.

Những hạn chế về nội dung, phương thức và chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ đã ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho người dân.

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước, cần phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đến toàn dân về xây dựng xã hội học tập. Cần quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số: 281/QĐ-TTg, ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về: “Phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

Nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Tĩnh

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trao tặng máy tính cho 13 trung tâm học tập cộng đồng (Ảnh tư liệu)

Từ kinh nghiệm đã có trong những năm qua, triển khai xây dựng mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn dân; trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị.

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ, tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các trung tâm; kiện toàn ban giám đốc các TTHTCĐ. Ban giám đốc phải thực sự điều hành, quản lý các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ở cơ sở thông qua sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Tiến hành khảo sát nhu cầu học của các loại đối tượng để xây dựng kế hoạch mở lớp, cung ứng các cơ hội học tập, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện học tập suốt đời cho các đối tượng. Phải tạo được sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể để đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức để huy động những nguồn lực xã hội khác tổ chức nhiều hình thức mở lớp đa dạng, thiết thực; với phương châm cần gì học nấy.

Cần có quyết định của cấp có thẩm quyền về hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm của các trung tâm, cụ thể hóa về các khoản chi hành chính và chế độ phụ cấp cho giám đốc, phó giám đốc trung tâm sát với tình hình thực tế ở địa phương.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast