Kiểm tra, giám sát không phải “vạch lá tìm sâu”.

Trong một lần dự hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tôi có dịp trao đổi với nhiều đồng chí cán bộ của ngành về tính nhân văn trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Khi được tôi “khơi đúng mạch”, đồng chí M dốc bầu tâm sự:

Sinh hoạt tư tưởng

-Từ trước đến nay, nói đến công tác kiểm tra, người ta thường nghĩ đến công việc “vạch lá tìm sâu”.Nhưng không phải như thế đâu! Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là nhằm giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật Đảng, giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức Đảng và đảng viên; tư tưởng chỉ đạo là chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả.Kỷ luật Đảng không phải để trừng trị đảng viên mà chú trọng tính giáo dục để cảnh tỉnh, ngăn ngừa, răn đe sai phạm và khi cần thiết, phải loại khỏi đội ngũ những phần tử đã thoái hoá biến chất, không còn tư cách và phẩm chất đảng viên. Chúng tôi cho rằng việc làm đó, thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Thấy đồng chí M dừng lại, đồng chí Q tiếp lời:

-Đúng như vậy. Khi xem xét, kết luận và xử lý kỷ luật các tổ chức Đảng, đảng viên sai phạm, cán bộ kiểm tra cũng phải làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân sai phạm để không chỉ giáo dục chính tổ chức Đảng hoặc đảng viên sai phạm, mà còn phát huy tác dụng giáo dục chung đối với tất cả tổ chức Đảng và đảng viên.Giáo dục con người, tạo điều kiện cho họ sửa chữa sai lầm là công việc vì con người, vì sự tiến bộ của con người nên nó mang tính nhân văn.

Nghe đồng chí M và đồng chí Q nói như nói như thế, tôi nhận thấy cuộc trao đổi với những người làm công tác kiểm tra Đảng hết sức chân thành, cởi mở, bèn hỏi tiếp:

-Theo các đồng chí , những người làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải làm gì để đạt được tính nhân văn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công?

Nghe tôi hỏi, mọi người im lặng nhìn nhau ra chiều suy nghĩ. Phải một lúc sau đồng chí H, người có nhiều “thâm niên” trong ngành kiểm tra Đảng, mới lên tiếng:

-Thông thường khi đem quyền lợi đến cho người khác thì dễ được hoan nghênh; ngược lại, khi kiểm tra để chỉ rõ sai phạm và kỷ luật người khác thì phải chấp nhận đấu tranh, chấp nhận va chạm. Đó là điều không phải ai cũng có thể dễ dàng chấp nhận vì công việc chung. Trong bối cảnh hiện nay, do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập đã làm biến đổi hệ giá trị xã hội, làm cho mục đích lợi ích của con người tăng lên, khả năng hy sinh giảm xuống thì việc chấp nhận đấu tranh, chấp nhận va chạm để làm tròn trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng càng không phải dễ dàng.Theo tôi, cán bộ kiểm tra nào nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính chiến đấu của đảng viên, chấp nhận đấu tranh, chấp nhận va chạm, tận tuỵ với công việc để giải quyết các vụ việc xảy ra một cách nghiêm minh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng thì người đó đạt tới giá trị nhân văn …

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast