Thực hiện Quyết định 750/QĐ-TTg: Cây cao su Hà Tĩnh hết đất trồng!

Hà Tĩnh hiện có 5.962,24ha cao su, trong đó gần một nửa đã đưa vào khai thác, bình quân mỗi ha đạt trên 1 tấn mũ/ha/ năm, giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động. Theo Quyết định 750/QĐ-TTg về tầm nhìn quy hoạch phát triển cây cao su ban hành, các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn Hà Tĩnh phải đối mặt với không ít khó khăn do không có đất sản xuất...

Thành công bước đầu từ số diện tích cao su nói trên đưa lại hiệu quả kinh tế thiết thực nên Hà Tĩnh xem cây cao su là cây kinh tế mũi nhọn xoá đói xđgn. Tỉnh ra mục tiêu phấn đấu từ 2010-2015 toàn tỉnh trồng mới 15 000 ha và đến 2020 đạt 20 000 ha. Hà Tĩnh đã quy hoạch được 15.269,46ha, chủ yếu đất trống đồi núi trọc và vùng đất rừng nghèo kiệt để phát triển cây cao su. Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có 2 công ty cao su, là Công ty cao su Hà Tĩnh thành lập và tiếp nhận trồng cao su từ năm 1998 và Công ty cao su Hương Khê thành lập tháng 7 năm 2007. Cả 2 công ty này đều được Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (CNCSVN) đầu tư 100% vốn phục vụ khai hoang trồng mới và phát triển các công trình cơ sở hạ tầng trong các vùng dự án.

Cây cao su là cây đa mục tiêu đang được Hà Tĩnh tận dụng quỹ đất ở các vùng đồi núi thuộc đất lâm nghiệp. Ngày 3/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg về tầm nhìn quy hoạch phát triển cao su 2015-2020, ghi rõ: “Các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp...”. Quyết định 750 ban hành, các công ty cao su ở Hà Tĩnh đang rất băn khoăn bởi khu vực Hà Tĩnh số cao su trồng trên đất nông nghiệp rất hạn hữu và thực tế cũng không có đất nông nghiệp đủ để quy hoạch cho cây cao su. Quyết định 750 ban hành đã gây khó khăn cho sự phát triển cây cao su ở khu vực Bắc Trung bộ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.

. Hướng quy hoạch, phát triển cây cao su ở Hà Tĩnh được Tập đoàn CNCSVN chấp nhận, phê duyệt. Tập đoàn đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cũng như các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng dự án. Vấn đề môi trường, khí hậu ở Hà Tĩnh được đánh giá là rất phù hợp đối với cây cao su.

Mới đây, Công ty cao su Hà Tĩnh thực hiện phương châm “dân góp đất, doanh nghiệp góp vốn” để hợp tác trồng cây cao su tiểu điền ở xã Thường Nga, huyện Can Lộc rất được nhân dân, chính quyền ủng hộ. Chỉ trong vòng vài tháng, cả xã Thường Nga có trên 60 gia đình tham gia với hơn 200ha đất được các hộ nông dân chuyển đổi từ rừng trồng kém hiệu quả sang thực hiện dự án trồng cao su . Đây là mô hình đầu tiên khi người nông dân đến với dự án trồng cao su và cũng là chương trình hành động chuyển đổi ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương này.

Rừng cao su đã cho khai thác của Công ty CS Hà Tĩnh.
Rừng cao su đã cho khai thác của Công ty CS Hà Tĩnh.

Ông Trần Ngọc Sơn – Giám đốc Cty cao su Hà Tĩnh và ông Trần thanh Long gđ Công ty cao su Hương khê cho biết; Theo đề án phát triển cao su, đến năm 2015 2 đơn vị phải trồng đạt 15.000 ha, nhưng trong số này, hầu như không có đất nông nghiệp mà toàn là đất lâm nghiệp. Nếu không được phát triển cao su trên đất lâm nghiệp mà chủ yếu ở đất nông nghiệp thì kế hoạch đó không thực hiện được và việc phát triển cây cao su của 2 Công ty xem như tạm dừng. ...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast