Doanh nghiệp, doanh nhân nỗ lực vì một Hà Tĩnh giàu mạnh

9 tháng đầu năm 2009, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh ở Hà Tĩnh tăng hơn 70%, DN nhà nước tăng 40% so cùng kỳ 2008. Điều đó đánh dấu bước phát triển mới sau 4 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về phát triển DN.

Từ sau tái lập tỉnh (1991-1999), Hà Tĩnh chỉ có 111 DN với tổng số vốn đăng ký 22, 2 tỷ đồng, bình quân số vốn đăng ký cho một DN chỉ 200 triệu đồng. Từ năm 2000 đến tháng 9-2009, đội ngũ DN Hà Tĩnh phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô, kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực. Tính đến 30-9-2009, tổng số DN trên địa bàn là 1.737, với tổng số vốn đăng ký 9.998 tỷ đồng (tăng hơn 450 lần so 1999), bình quân số vốn đăng ký cho mỗi DN 6,35 tỷ đồng (tăng 32 lần so 1999), tạo việc làm cho gần 5 vạn lao động. 9 tháng đầu năm 2009, khối DN đã góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh hơn 30% so cùng kỳ 2008.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chúc mừng các doanh nhân tiêu biểu tại đêm "Tôn vinh doanh nhân tiêu biểu" tổ chức tạp TP Hà Tĩnh, đêm 12-9-2009.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh chúc mừng các doanh nhân tiêu biểu tại đêm "Tôn vinh doanh nhân tiêu biểu" tổ chức tạp TP Hà Tĩnh, đêm 12-9-2009.

Nhờ chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, nhiều DN có quy mô lớn, đầu tư trên nhiều lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp, TM-DV đã vào làm ăn tại Hà Tĩnh. Chỉ tính riêng Khu kinh tế Vũng Áng đến thời điểm này đã có hơn 80 DN và nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký nhiều tỷ USD. Trong đó có nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế như: Tập đoàn FORMOSA, TATA, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam v.v… với triển vọng thu hút hàng chục vạn lao động.

Những DN có quy mô lớn đang triển khai các dự án lớn như khai thác và luyện thép Thạch Khê, luyện thép, cảng Sơn Dương và hóa lọc dầu của Tập đoàn FORMOSA, cụm công nghiệp nhiệt điện Vũng Áng, các dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Thép Vạn Lợi v.v… sẽ có sức lan tỏa, thu hút và tạo điều kiện cho DN của tỉnh và các tỉnh bạn tham gia làm vệ tinh để cùng phát triển.

Doanh nghiệp Châu Tuấn mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khai thác VLXD, tăng nguồn thu, tạo việc làm cho người lao động. Công nhân Công ty VILACO khai thác thạch cao tại tỉnh Khăm Muộn (Cộng hoà DCND Lào).
Doanh nghiệp Châu Tuấn mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khai thác VLXD, tăng nguồn thu, tạo việc làm cho người lao động.
Doanh nghiệp Châu Tuấn mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khai thác VLXD, tăng nguồn thu, tạo việc làm cho người lao động. Công nhân Công ty VILACO khai thác thạch cao tại tỉnh Khăm Muộn (Cộng hoà DCND Lào).
Công nhân Công ty VILACO khai thác thạch cao tại tỉnh Khăm Muộn (Cộng hoà DCND Lào).

Bên cạnh những DN lớn, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều DN nhỏ và vừa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực khai khoáng, khoanh nuôi và chế biến nông, lâm, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, TTCN, TM-DV, khách sạn, nhà hàng v.v… Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã có 335 DN, chi nhánh và văn phòng đại diện ra đời, tạo nên bức tranh sinh động đa sắc của các DN, doanh nhân trên địa bàn.

Nhiều điển hình tiên tiến đi đầu nộp ngân sách đạt từ 100-445% trong 9 tháng đầu năm 2009 như: Chi nhánh Xăng dầu Hà Tĩnh, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Xuân Thành, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Viettel Hà Tĩnh, Viễn thông Hà Tĩnh, Công ty TNHH lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn, Công ty CP xây dựng Tiến Đạt, Công ty TNHH Vĩnh Phúc, Công ty TNHH thương mại và vận tải Viết Hải, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn, Công ty CP tổng hợp 269 v.v… Một số DN sau CP hóa làm ăn phát đạt, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định thu nhập cho người lao động như Công ty CP gạch ngói Cầu Họ, Công ty CP tư vấn xây dựng thủy lợi, Công ty CP Thương mại Hà Tĩnh.

Hưởng ứng mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, nhiều DN đã có những bước đột phá trong chuyển hướng làm ăn, với nhiều sáng tạo, quyết đoán, mạnh dạn, mở rộng SXKD, mở rộng thị trường, đầu tư máy móc, trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.

Tuy nhiên, để tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của sự phát triển, các DN cần tự đánh giá đúng năng lực, khả năng của mình để xây dựng kế hoạch, chiến lược SXKD phù hợp. Đồng thời khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, tiếp cận thông tin, bổ sung kiến thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh và làm tốt công tác xây dựng thương hiệu.

Các DN cần liên doanh, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để chiếm lĩnh được những dự án, công trình lớn trong và ngoài tỉnh. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, nâng cao tính minh bạch trong quản lý nội bộ, ứng xử văn hóa trong DN; mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô SXKD, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi tiêu, tích cực tích tụ tập trung vốn nhằm tái đầu tư phát triển DN một cách bền vững.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast