Giải đáp bí ẩn của màn sương mù giết chết 10 vạn người ở London hơn nửa thế kỷ trước

Một làn sương mù “giết người” bí ẩn đã xuất hiện ở thủ đô nước Anh vào năm 1952. Và phải mãi hơn 60 năm sau đó, khoa học mới hiểu tại sao.

Trong thế kỷ 20, sự kiện ô nhiễm mang tên Đám Sương Khói Khổng Lồ đã để lại hậu quả nghiêm trọng cho thủ đô London của nước Anh, bao gồm cái chết của hơn 10.000 người.

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Dù hơn 60 năm đã trôi qua, các nhà khoa học vẫn quyết tâm tìm ra lời giải thích trọn vẹn cho nguyên nhân của thảm họa này. Theo đó, nhiều nước trên thế giới sẽ có cơ hội học hỏi và tìm ra biện pháp giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường cho chính mình.

Cùng lật lại thảm họa sương mù từ hơn 60 năm trước

Vào ngày 5/12/1952, trong lúc London vẫn đang chịu ảnh hưởng bởi cái lạnh thấu xương thì một màn sương mù mỏng bỗng ập tới. Nó phủ kín tháp đồng hồ Big Ben, nhà thờ Thánh Paul và dần dần là cả thành phố.

Đến buổi chiều, màu sương chuyển vàng sau khi đã hòa lẫn với hàng tấn bụi than bay lên từ ống khói nhà máy.

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Sương mù lẫn khói bụi không phải là hiện tượng lạ lẫm tại London vào giai đoạn này. Tuy nhiên, màn sương lúc ấy lại là một hỗn hợp kịch độc mà London lúc bấy giờ chưa từng gặp phải.

Nó làm áp suất tăng cao, gây ra đảo nhiệt: không khí ở độ cao 300 m bỗng ấm hơn cả không khí ở mặt đất. Cũng không có bất kỳ một cơn gió nhẹ nào thổi đến để "làm loãng" bớt luồng khói bụi này.

Màn sương bao phủ 50 cây số này bốc mùi như trứng ung. Nó dày đặc đến nỗi người dân thậm chí không thể nhìn thấy bàn chân của mình. Trong vòng 5 ngày, nó gần như làm tê liệt mọi phương tiện giao thông, ngoại trừ tàu điện ngầm.

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Một viên cảnh sát đang hướng dẫn người tham gia giao thông đi qua màn sương dày đặc

Giữa ban ngày, xe ô tô vẫn phải bật đèn pha, căng mắt để chạy qua màn sương mù mịt. Những ai không chịu nổi cảnh này phải bỏ luôn xe ở ngoài đường. Và khi về đến nhà, mặt mũi họ lấm lem không khác gì những anh thợ mỏ.

Chính quyền khuyên các bậc phụ huynh cho con em nghỉ học để tránh lạc được. Trộm cướp được dịp hoành hành. Chim chóc không thấy đường nên đâm sầm vào các tòa nhà mà chết. Người chăn nuôi thì tự chế mặt nạ chống độc cho gia súc của mình bằng cách ngâm bao tải vào rượu whisky.

Các trận bóng đá cuối tuần cũng bị hủy, duy chỉ có cuộc thi giữa ĐH Oxford và ĐH Cambridge là vẫn diễn ra như thường, chỉ có điều các cầu thủ dĩ nhiên cũng không thấy đường mà chơi. Các rạp phim thì phải đóng cửa vì không ai nhìn thấy rõ màn hình cả.

Không chỉ gây náo loạn London, màn sương này còn khiến một lượng không nhỏ dân chúng thiệt mạng, đặc biệt là ở người già, trẻ sơ sinh hay những người có vấn đề về đường hô hấp và tim mạch. Số người chết vì viêm phế quản và viêm phổi tăng hơn 7 lần. Tỉ lệ tử ở vùng East End thì tăng gấp 9 lần.

Ước tính ban đầu có 4.000 trẻ mới sinh phải lìa đời vì tác hại của màn sương và con số này vẫn không ngừng tăng.

Cuối cùng, vào ngày mùng 9/12/1952, một cơn gió lạnh từ phía Tây kéo tới và thổi bay màn sương này ra Biển Bắc. Tuy vậy, ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục kéo dài, tỉ lệ tử vong vẫn ở trên mức bình thường cho đến mùa hè năm sau đó. Số người chết lúc này được các chuyên gia ước tính đã lên đến 12.000.

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Ban đầu, chính phủ Anh không tích cực tìm cách giải quyết. Phải đến năm 1956, Nghị viện Anh mới thông qua Luật Không khí Sạch nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng than đá ở thành thị. Các hội đồng địa phương có thẩm quyền cũng theo đó đưa ra lệnh cấm các hoạt động gây khói tại nhiều khu vực nước Anh.

Bước chuyển đổi từ sử dụng than đá sang sử dụng ga, dầu và điện để sưởi ấm mất khá nhiều năm. Trong khoảng thời gian đó, nhiều màn sương chết người khác cũng xuất hiện nhưng hậu quả để lại vẫn không nặng nề như thảm họa năm 1952.

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa sương mù này là gì?

Năm 2016, thông qua kết quả đo đạc khí quyển ở Trung Quốc, giáo sư Renyi Zhang cùng đội ngũ nghiên cứu đến từ ĐH Texas A&M (Mỹ) đã đi đến kết luận: chính khí nitrogen dioxide đã biến đổi khí lưu huỳnh dioxide thành acid sulfuric độc hại, gây nên thảm họa sương mù hơn 60 năm trước ở London.

Nhiều người đã biết rằng, sunfat đóng vai trò to lớn trong việc hình thành màn sương mù. Họ cũng biết các phân tử acid sulfuric được hình thành bởi khí lưu huỳnh diocide thoát ra từ than đá cháy của nhà dân hay nhà máy điện… Nhưng lý do vì sao có sự biến đổi này thì vẫn chưa rõ ràng.

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Ông Zhang cho biết: "Nitrogen dioxide thoát ra cũng từ than đá cháy đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi này. "

"Trong khi đó, sương mù tự nhiên lại chứa những phân tử lớn hơn gấp nhiều lần, làm lượng acid tạo ra bị loãng đi. Và khi những phân tử sương mù bốc hơi, chúng để lại những phân tử acid nhỏ hơn, làm bao trùm cả London."

giai dap bi an cua man suong mu giet chet 10 van nguoi o london hon nua the ky truoc

Qua phát hiện này, đội ngũ nghiên cứu của ĐH Texas A&M mong rằng họ đã giúp giải đáp bí ẩn thảm họa sương mù hơn 60 năm trước ở London.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast