Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh với sự có mặt của 21 chi nhánh ngân hàng, các dịch vụ thanh toán ngân hàng điện tử phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhìn vào thị trường tài chính thì hình thức chi tiêu tiền mặt vẫn là thói quen của người tiêu dùng...

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Dịch vụ ngân hàng ngày càng hướng tới tiện ích, tích hợp càng cao với khách hàng

Chợ TP Hà Tĩnh, mỗi ngày có đến hàng trăm nghìn lượt giao dịch mua - bán. Từ quầy hàng nhỏ lẻ đến bán buôn thì 100% vẫn dùng tiền mặt để thanh toán. Vì thế, nếu người tiêu dùng nào vào mua sắm cầm chiếc thẻ ATM, thẻ ghi nợ thì cũng chỉ thành thừa.

Chị Nguyễn Thị Thanh - chủ quầy bán quần áo tại đây cho biết: “Quầy hàng chủ yếu là bán lẻ với giá trị hàng hóa chỉ vài trăm nghìn nên chúng tôi không nghĩ đến việc sắm thiết bị thanh toán POS hay chuyển khoản bằng mobile - banking. Hơn nữa, khách hàng đến với chợ truyền thống cũng đặc thù hơn các điểm mua sắm khác, không phải ai cũng có tài khoản ngân hàng”.

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Tuy nhiên, thói quen cũng như nhu cầu giao dịch tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn

Đó cũng là cản trở lớn nhất của thị trường không tiền mặt ở các chợ truyền thống. Thế nhưng, có những kênh giao dịch nhiều lợi thế như kinh doanh trực tuyến với đa dạng kênh: Facebook cá nhân, các Fanpage, livetream (bán hàng trực tuyến) thì 70- 80% khách hàng vẫn lựa chọn thanh toán tiền mặt (COD - thanh toán sau khi nhận hàng). Lý giải cho nghịch lý này, người tiêu dùng cho rằng họ chưa có niềm tin và tiền mặt vẫn đơn giản nhất.

Chị Nguyễn Thị Loan - thị trấn Thạch Hà cho hay: “Tất cả thu nhập của cá nhân đều được cơ quan chuyển vào thẻ ATM, nhưng nhà ở khu vực nông thôn nên cơ bản tôi vẫn phải rút tiền mặt để chi tiêu. Kể cả mua hàng qua mạng, vì các chính sách quản lý chưa thích ứng với sự phát triển của thị trường trực tuyến nên tôi chưa đủ niềm tin vào đơn vị bán hàng để chuyển tiền trước”.

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Tiền mặt lưu thông ở thị trường mua sắm luôn chiếm tỷ lệ lớn

Thực tế, hệ thống ngân hàng ở Hà Tĩnh đã tích cực mở rộng mạng lưới dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cung cấp dịch vụ tiện ích, các ngân hàng còn thực hiện các chiến lược riêng để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Điển hình như Vietcombank Hà Tĩnh, với chương trình trải nghiệm mua sắm tại siêu thị Co.opmart và thanh toán bằng thẻ, doanh số giao dịch đạt 300 triệu đồng chỉ với 2 ngày ra quân. Quan trọng, đó là kênh maketing hữu hiệu về dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng.

Cùng với đó, cuộc đua phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM, thẻ ghi nợ... với tỷ lệ hoàn tiền cao của các ngân hàng cũng đưa đến cho khách hàng ưu đãi tốt. Đặc biệt, Hà Tĩnh có 5 ngân hàng (Vietcomabank, VietinBank, Agribank, BIDV, ACB) tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước. Số tiền ngân sách thu qua ngân hàng thương mại chiếm trên 90% thu ngân sách nhà nước.

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Vietcombank Hà Tĩnh đã đạt doanh thu 300 triệu đồng trong 2 ngày mở chương trình quẹt thẻ ở Co.opmart

Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thể đủ để tổng kết sự “chiếm sóng” của ngân hàng điện tử đối với các doanh nghiệp. Lợi nhuận kiếm được của các ngân hàng chỉ mới từ phí các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán là chính. Thậm chí, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa sẵn sàng “cắt đứt” dịch vụ vì lo sợ phí ngân hàng.

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Hiện, Hà Tĩnh có 500 máy POS giúp khách hàng tiện lợi hơn trong thanh toán

Chi tiêu tiền mặt là thói quen của người Việt và lâu nay, nó phù hợp với thị trường nhỏ lẻ như Hà Tĩnh. Trong khi đó, không ít lần các ngân hàng cũng gây một số phiền toái cho khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử. Chẳng hạn, giao dịch ngân hàng ngoài hệ thống, thường chủ tài khoản phải chờ vài giờ, thậm chí suốt 1 ngày để xác nhận tiền mình đã đến đúng đích. Chưa hết, tiền trong tài khoản của một số cá nhân bị rút trộm khiến nhiều khách hàng đặt dấu chấm hỏi đến vấn đề về bảo mật hệ thống, độ an toàn các thông tin cá nhân khi thanh toán trực tuyến của ngân hàng.

Đó là chưa kể, việc quản lý các lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp sản phẩm trên thị trường trực tuyến lỏng lẻo, thiếu chế tài cũng là lý do kiềm chế sự phát triển của thanh toán không tiền mặt.

Thị trường tài chính Hà Tĩnh - tiền mặt vẫn chiếm ưu thế

Hoặc qua dịch vụ mobile- banking nhiều tiện lợi...

Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, 100% huyện, thị trên địa bàn đã có máy ATM, 500 máy POS. Theo lộ trình xây dựng, đến năm 2020, 90% giao dịch sẽ không dùng tiền mặt. Chi nhánh tiếp tục kiểm tra, giám sát và thúc đẩy các ngân hàng phát triển hạ tầng, phục vụ tốt hơn cho khách hàng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó, tập trung phát triển cả số lượng và chất lượng của hệ thống chấp nhận thẻ (POS), hệ thống máy giao dịch tự động ATM, tích hợp thêm tính năng vào thẻ ATM…

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast