Thảm họa kinh tế sau "cơn bạo loạn áo vàng" lan rộng ở Pháp

Hiệp hội Bán lẻ Pháp ước tính các doanh nghiệp bán lẻ đã thiệt hại khoảng 1,1 tỷ USD kể từ khi phong trào biểu tình bùng phát làm rung chuyển cả nước Pháp giữa tháng 11/2018. Riêng Thủ đô Paris chịu thiệt hại hàng triệu USD.

Cơn ác mộng của chính quyền Macron

Bộ trưởng Bruno Le Maire gọi tình hình hiện nay là "cơn khủng hoảng" với cả xã hội và nền dân chủ Pháp. "Đó là một thảm họa đối với thương mại và nền kinh tế của chúng ta", Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire phát biểu trước báo giới ngày 9/12 khi tới thăm các cửa hiệu bị phá hoại vì biểu tình ở thủ đô Paris.

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Người biểu tình "áo vàng" tập hợp tại khu vực gần Khải Hoàn Môn, thủ đô Paris, ngày 8/12

Hiệp hội Bán lẻ Pháp ước tính các doanh nghiệp bán lẻ đã thiệt hại khoảng 1,1 tỷ USD kể từ khi phong trào biểu tình bùng phát hồi giữa tháng trước. Nhà chức trách Paris cho biết thành phố cũng chịu thiệt hại hàng triệu USD vì biểu tình bạo lực. Trên cả nước, số người tham gia biểu tình đã lên tới con số 125.000. Paris là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong phong trào biểu tình "áo vàng".

Cuộc biểu tình lớn nhất 5 thập kỷ tại Pháp nổ ra từ ngày 17/11/2018 khi hàng chục nghìn người mặc áo vàng xuống đường kêu gọi chính phủ cắt giảm thuế xăng dầu, điều chỉnh chính sách kinh tế và thể hiện sự phản đối Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất mà Emmanuel Macron, vị tổng thống trẻ nhất lịch sử Pháp, phải đối mặt sau hơn 1 năm nhậm chức.

Khi đặt chân vào điện Elysée với cương vị tổng thống ngày 14/5/2017, ông Macron mang theo hy vọng của người dân Pháp, rằng vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử sẽ tạo nên làn sóng mới, vực dậy đất nước của gà trống Gaulois từ lâu đã mất đi sức sống vì kinh tế trì trệ suốt nhiều thập niên. Tuy nhiên, những quyết định của Macron tới nay lại bị đánh giá là thiên vị “những ông chủ lớn”. Bản thân ông liên tục thể hiện sự thiếu đồng cảm với những người nghèo đang mưu sinh trong môi trường kinh tế khắc nghiệt.

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Người biểu tình đập phá các cửa hiệu

Những người biểu tình mặc áo vàng, biểu tượng cho tiếng kêu cứu, sự oán giận của người dân đối với kế hoạch tăng thuế nhiên liệu Tổng thống Macron dự kiến áp dụng từ năm 2019, trong lúc giá xăng năm nay vốn đã tăng 16% tới 1,74 USD/lít vào tháng 10. Theo khảo sát, 72% công dân Pháp được hỏi bày tỏ sự ủng hộ đối với phong trào biểu tình.

Người biểu tỉnh cần lời giải thích từ nhà lãnh đạo đã khiến họ thất vọng, họ cần tổng thống ra mặt và cam kết nhiều hơn nữa để thay đổi bộ mặt nước Pháp với khoảng cách giàu nghèo xa vời vợi, bắt nguồn từ chính sách cắt giảm thuế cho người có thu nhập cao. Thu nhập của 20% người giàu nhất nước Pháp gấp 5 lần thu nhập của nhóm nghèo nhất nước này, vốn chỉ vào khoảng 1.700 euro/tháng. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp xấp xỉ 10%, cao hơn mức trung bình toàn châu Âu.

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Người biểu tình đốt phá khắp nơi

Sau cuộc bạo loạn ở Paris hồi cuối tuần trước, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế xăng dầu, song động thái này chưa thể ngăn người dân xuống đường biểu tình.

Vào lúc 20h ngày 10/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp sau khi im lặng trong suốt 10 ngày qua về hiện trạng đất nước, đặc biệt là về phong trào biểu tình “Áo vàng” đang gây rối loạn nước Pháp trong nhiều tuần qua. Trước đó, sáng 10/12, Tổng thống Macron có các cuộc gặp với hàng loạt quan chức để tham khảo ý kiến.

Các nước châu Au lo lắng bạo loạn lan rộng

Hơn 1.700 người đã bị cảnh sát Pháp bắt giữ trên toàn quốc sau đợt biểu tình ngày 8/12 của phong trào "áo khoác vàng”. Hiện có 1.220 người đang bị cảnh sát tạm giam, theo thông báo của Bộ Nội vụ Pháp. Riêng tại thủ đô Paris có đến 1.082 vụ bắt giữ, tăng vọt so với con số 412 người vào tuần trước. Ít nhất 71 cảnh sát và người biểu tình bị thương.

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Cảnh sát trấn áp những người gây bạo loạn

Phong trào “Áo vàng” hiện nay không có người lãnh đạo để đứng ra đàm phán với Chính phủ. Phong trào này tồn tại và được tổ chức phần lớn dựa trên nền tảng của truyền thông xã hội. Vì thế, như một điều hiển nhiên, bạo lực ở Paris nhanh chóng bị lợi dụng, trong đó có cả những phần tử cực hữu luôn âm mưu lật đổ một chính phủ hợp hiến do dân bầu.

Người dân không hài lòng với các chính sách của Chính phủ dẫn đến bạo loạn ở Pháp cũng đặt ra hồi chuông báo động cho các nước khác ở châu Âu. Không khó để thấy rằng những gì các nhóm cực hữu muốn là một chiến thắng chính trị trên toàn bộ châu lục trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 5/2019. Vì vậy, những điều diễn ra tại Pháp không phải là tin tốt cho sự ổn định của Liên minh châu Âu (EU) và tầm ảnh hưởng của sự kiện này có thể vượt xa biên giới của một quốc gia.

Phong trào “Áo vàng” đại diện cho nỗi bất an, sự sợ hãi và xa lánh - những yếu tố vốn đã làm nên “cú sốc” mang tên Brexit; việc thành lập một chính phủ dân túy, cực hữu ở Italy; làm suy yếu nghiêm trọng vị thế của Thủ tướng Đức Angela Merkel - lãnh đạo ôn hòa hàng đầu ở châu Âu…

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Cảnh sát Bỉ mạnh tay dùng hơi cay giải tán người biểu tình

Cảnh sát Bỉ cuối tuần qua đã bắt giữ hơn 400 người khi phong trào biểu tình "áo vàng" lan rộng từ Pháp sang nước này. Một cuộc bạo loạn tương tự ở Paris đã xảy ra ở Bỉ khi người biểu tình ném gạch đá, phá phách các cửa hiệu và xe cộ trong lúc tìm cách tiến vào các tòa nhà chính quyền ở thủ đô Brussels.

Đây là cuối tuần thứ 2 liên tiếp bạo loạn xảy ra ở Brussels. Khoảng 1.000 người biểu tình đã đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát đã phải dùng vòi rồng và hơi cay để ngăn đám đông tiến lại gần trụ sở Liên minh châu Âu (EU) và tòa nhà Chính phủ Bỉ. Phải mất khoảng 5 giờ đồng hồ đám đông mới được giải tán.

Thảm họa kinh tế sau “cơn bạo loạn áo vàng” lan rộng ở Pháp

Người biểu tình "áo vàng" ở Bỉ đụng độ với cảnh sát ở Brussels

Tương tự ở Pháp, phong trào biểu tình ở Bỉ phản đối tình trạng chi phí sinh hoạt gia tăng và yêu cầu giải tán Chính phủ liên minh trung hữu. Cuộc biểu tình diễn ra vào lúc chỉ còn 6 tháng nữa là đến cuộc bầu cử toàn quốc ở Bỉ. Người biểu tình Bỉ thậm chí còn chặn một tuyến đường cao tốc gần biên giới Bỉ với Pháp.

Theo New York Times/Reuters/Le Point/Le Parisien/PNVN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast