Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt

(Baohatinh.vn) - Đây là yêu cầu cao nhất mà ngành Y tế đặt ra đối với các cơ quan chuyên môn trực thuộc và các địa phương trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh và đảm bào công tác y tế ứng phó với mưa lớn, lũ lụt.

Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt

Sau lũ lụt, bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn bùng phát ở nhiều địa bàn ngập nặng.

Trong văn bản gửi đi hôm nay (20/10), Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại các vùng có mưa lớn và lũ lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết; đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp đám bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt của Bộ Y tế để người dân biết, thực hiện.

Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt

TS. Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại Trạm Y tế Tân Lâm Hương (Thạch Hà)...

Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn và lũ lụt; tổ chức thu gom xác động vật chết, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn, tránh phát sinh các dich bênh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; hướng dẫn việc thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khứ khuẩn khác.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống ứng phó với thiên tai, dịch bệnh tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão. Duy trì chế độ trực các tổ đội cơ động phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.

Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt

... và thăm hỏi người dân vùng ngập lũ đang tránh lũ tại cơ sở y tế này.

Rà soát lượng dự trữ thuốc hóa chất và vật tư y tế, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư cần thiết.

Sở Y tế cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo trung tâm y tế triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn và lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom xác động vật chết, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn, tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt

Vấn đề xử lý nguồn nước sau ngập lụt không chỉ giúp người dân sớm ổn định cuộc sống mà còn giúp phòng ngừa bệnh tật.

Tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau mưa lớn và lũ lụt tại địa phương.

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng mưa lớn và lũ lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt của Bộ Y tế.

Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại các vùng có mưa lớn và lũ lụt như: tiêu chày, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huvết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ cho các các xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị mưa lớn, lũ lụt và sạt lở đất. Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư y tế phòng, chống lụt bão; tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi cần.

Các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo công tác thường trực, cấp cứu nội viện và chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu ngoại viện. Tập trung mọi nguồn lực, tổ chức cấp cứu kịp thời, đảm bảo tinh mạng cho người bị nạn, giảm thiểu thiệt hại về người khi có tình huống xảy ra. Bảo dam dự trữ, cung ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu để sẵn sàng cấp cứu cho người bệnh.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình để phòng chống ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh tiêu chảy.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast