Khảo sát quản lý và sử dụng đất rừng tại BQL rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu

Thực hiện Thông báo số 62/TB - ĐĐBQH của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về khảo sát tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh, sáng 6/8, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Tiến Dũng dẫn đầu đoàn đi khảo sát tại BQL rừng phòng hộ (BQL RPH) sông Ngàn Sâu (Hương Khê).

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với BQL RPH sông Ngàn Sâu

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với BQL RPH sông Ngàn Sâu

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ngàn Sâu hiện đang quản lý 26 tiểu khu với tổng diện tích hơn 21.806 ha, trong đó rừng phòng hộ hơn 13.630ha, rừng sản xuất hơn 8.175 ha. Hiện tại, hơn 16.930 ha diện tích đất rừng của BQL được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong quá trình sử dụng đất, đơn vị chủ yếu tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, giao khoán trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tuy nhiên, do địa bàn quản lý rộng, lực lượng mỏng (1.000ha/người) nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay đã xẩy ra 30 vụ phát và lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích hơn 30ha tại các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Liên. Nhiều diện tích đất rừng đang bị lấn chiếm, tranh chấp chưa giải quyết giải quyết xử lý....

Trách nhiệm cao, nhiệm vụ nặng nề nhưng thu nhập của cán bộ công nhân bảo vệ rừng còn quá thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn...

Tại buổi làm việc, chính quyền địa phương có diện tích rừng thuộc BQL RPH sông Ngàn Sâu quản lý đã nếu bật những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặt biệt là việc khai thác, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái phép đang diễn biến phức tạp trên địa bàn...; đồng thời đưa ra những giải pháp để phối hợp để giải quyết.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Tiến Dũng tiếp thu những ý kiến đóng góp thẳng thắn của các ngành, địa phương liên quan về công tác quản lý, sử dụng đất rừng thuộc sự quản lý của BQL RPH sông Ngàn Sâu và lưu ý đơn vị cần năng động, sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế đất rừng để nâng cao thu nhập cho người lao động; tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm đất rừng hiện đang phức tạp, nếu đất rừng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng thì nên đề nghị lên toà án giải quyết về dân sự, còn đất chưa có thì xem xét giải quyết theo thủ tục hành chính.

Đất rừng cần có sự quản lý của nhà nước, khi cấp giấy phải có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Các ngành, địa phương liên quan nên chú trọng trong việc giao đất, giao rừng và khuyến khuyến người dân tích tụ ruộng đất, xây dựng mô hình, làm giàu....

Theo lịch trình, từ nay đến hết ngày 9/8, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục đi khảo sát về việc quản lý, sử dụng đất rừng tại các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast