Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Đo lường

Chiều 7/9, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đo lường.

Dự thảo Luật Đo lường đã được Uỷ ban KH-CN&MT của Quốc hội chỉnh lý, tiếp thu và trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm có 9 chương, 57 điều. Dự thảo Luật Đo lường sau khi được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi sẽ được tổng hợp, báo cáo để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII.

Dự thảo Luật Đo lường sau khi được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi sẽ được tổng hợp, báo cáo để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 2 tới
Dự thảo Luật Đo lường sau khi được lấy ý kiến đóng góp rộng rãi sẽ được tổng hợp, báo cáo để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 2 tới

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về bố cục văn bản, nội dung pháp lý và các điều khoản cụ thể. Đa số đại biểu đều thống nhất với phạm vi điều chỉnh (điều 1) như trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cần có một chương quy định rõ hơn về đo lường khoa học và đo lường công nghệ.

Về chính sách của Nhà nước về đo lường (điều 5) và việc xã hội hoá hoạt động đo lường, có ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm đầu tư, xây dựngcơ sở vật chất hạ tầng và nguyên tắc về hợp tác quốc tế rong lĩnh vực đo lường.

Đặc biệt, nhiều đại biểu đã có ý kiến đề nghị trong Luật Đo lường cần phải thể hiện rõ nét nội dung xã hội hoá các hoạt động đo lường vì lĩnh vực đo lường rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trong đó có những nội dung quan trọng về quy định điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn Quốc gia (điều 12); tổ chức thiết lập chuẩn đo lường (khoản 2, điều 13); điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn,thử nghiệm (điều 24)…

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp xung quanh các quy định về phương tiện đo và phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (chương III, chương IV); về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (chương VII) và trách nhiệm quản lý Nhà nước về đo lường (chương VIII)… Nội dung mà các đại biểu quan tâm nhất đối với dự thảo Luật Đo lường là cần có quy định cụ thể hơn nhằm tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó trưởng Đoàn ĐBQH Trần Tiến Dũng đánh giá cáo ý kiến đóng góp chất lượng của các đại biểu, những ý kiến đó sẽ được Đoàn ĐBQH tập hợp, báo cáo lên Uỷ Ban thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật trình ra Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast