Lựa chọn nào cho mỏ sắt Thạch Khê? (bài 2): "Sống mòn" bên moong mỏ

(Baohatinh.vn) - 9 năm sau ngày dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê khởi động, cả vùng rộng lớn 6 xã bãi ngang Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn chưa tìm được lối thoát cho mình. Nhường đất cho dự án, hoặc ba bốn thế hệ phải ở chung một mái nhà vì thiếu phương án tái định cư, hoặc có chỗ ở mới thì thiếu việc làm mà “sống mòn” bên moong mỏ…

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 2 song mon ben moong mo

Chị Trương Thị Nhung (thôn 10, xã Thạch Đỉnh) cũng như rất nhiều phụ nữ ở vùng mỏ đang đối diện với thất nghiệp.

Một mái nhà "nhốt" 3 - 4 thế hệ…

Gia đình ông Nguyễn Trung Tín, thôn Thượng Hải, Thạch Hải nằm trong khu vực cận kề moong mỏ. Không nằm trong diện di dời nhường đất cho dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn 1, đáng ra ông đã yên bề làm ăn, xây dựng gia đình. Đằng này, như bị “nhốt” giữa mảnh đất tổ tiên, 10 năm nay, gia đình ông có thêm 4 thành viên mới, tách thành 3 hộ gia đình vẫn phải sống trong cùng một mái nhà. Trong căn bếp chưa đủ 6m2 là la liệt đồ nấu nướng, kệ tủ để đủ phục vụ sinh hoạt cho cả gia đình.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 2 song mon ben moong mo

Căn bếp 6m2 của gia đình ông Nguyễn Trung Tín - nơi luân phiên phục vụ nấu ăn cho 3 hộ gia đình.

Ông Nguyễn Trung Tín cho biết: Từ năm 2007, không được nhà nước cho cấp đất ở mới vì vướng quy hoạch di dời. Dự án lại gián đoạn nên khu vực tái định cư của xã Thạch Hải vẫn chưa có, chúng tôi đi không được, ở không xong. Hai con trai lấy vợ, sinh con, trong nhà còn hai đứa chưa xây dựng gia đình nhưng tất cả đều đang tá túc trong nhà bố mẹ vì không có đất ở. Tháng vừa rồi, tôi cho một đôi ra riêng cho dễ sinh hoạt nhưng vẫn chung một bếp nấu, cứ chúng nó nấu ăn xong mới đến lượt ông bà.

Khó khăn hơn những hộ trong thôn, ông Nguyễn Văn Hùng, hiện đang là trưởng thôn Thượng Hải, thế nhưng ông phải ở nhờ nhà cháu ruột vì không có đất ở. “Nghịch cảnh của Thạch Hải là những thôn được phép xen dắm dân thì quỹ đất không còn nữa, còn những nơi còn đất thì nằm trong quy hoạch di dời. Trong thôn có 15 gia đình có 3 - 4 hộ cùng chúng sống, hiện nay có đên 30 – 40 hộ dân đã phải tự di chuyển, tìm chỗ ở nơi khác, người thì đi xuất khẩu lao động, người thì ly hương khỏi xã”.

Hiện, Thạch Hải có 200 hộ dân bí bách về đất ở, có gia đình cha con xảy ra mâu thuẫn vì chuyện đất ở, có người phải chuyển hộ khẩu về gia đình vợ để nuôi một hi vọng mong manh chờ… đất ở.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 2 song mon ben moong mo

Do vướng quy hoạch mỏ, nhiều hộ dân dù đã tập kết vật liệu nhưng đành dang dở việc xây dựng nhà từ nhiều năm nay

Thất nghiệp, sản xuất trì trệ…

Giữa lúc vụ lúa hè thu đang ở chặng nước rút mùa vụ thì những cánh đồng của xã Thạch Đỉnh vẫn bỏ không, phơi mình giữa cái nắng gay gắt. Ngồi nhìn ra đồng hoang, chị Trương Thị Nhung, thôn 10 chia sẻ: “Mùa này đồng khô cỏ cháy, không có nước thủy lợi, đồng ruộng cạn khô, hoa màu không có cây nào sống nổi, người dân chúng tôi mùa này chỉ có nhìn ra mà xót ruột”.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 2 song mon ben moong mo

Đồng ruộng Thạch Đỉnh bỏ hoang

Những cánh đồng rau màu ở Thạch Khê vốn là kế sinh nhai của bà con vùng đất mỏ, thế nhưng nhiều năm nay chẳng có thu hoạch nữa vì đât đai cằn cỗi, hạ tầng không được đầu tư. Ông Nguyễn Văn Quảng (70 tuổi), trú thôn Tân Phúc, xã Thạch Khê cho biết: “Mạch nước ngầm bị tụt, cạn kiệt hoàn toàn nên không thể nuôi cây. Vùng đất này đã trở thành vùng đất chết”.

Còn anh Bùi Quang Long ở thôn 9 khu TĐC Thạch Đỉnh mặc dù là đối tượng được ưu tiên đào tạo nghề lái máy xúc để chuyển đổi nghề phục vụ dự án nhưng khi nghề đã sẵn sàng thì dự án lại tạm dừng lại.

Đất của gia đình bị thu hồi chuyển về khu tái định cư với 300 m2, ruộng vườn không còn anh phải tìm việc ở mỏ đá tư nhân. Công việc nặng nhọc, không ổn định nhưng vì kế sinh nhai anh đành phải bám trụ. Rẽ một con đường khác, em trai anh đang theo lớp học tiếng để xuất khẩu sang Nhật.

“Ở làng này chỉ có người già và trẻ em nữa thôi, còn lại phải tự tìm việc mà kiếm sống chứ không có nghề gì cả vì ruộng vườn không còn, nghề địa phương lại không ổn định”, chị Lan, một người sống ở làng chia sẻ.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 2 song mon ben moong mo

Hạ tầng giao thông các xã trong vùng ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê hư hỏng, xuống cấp nhiều năm nay nhưng không được đầu tư, sửa chữa

Điều đáng nói, mặc dù huyện nỗ lực để triển khai đề án hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng dự án nhưng vì dang dở đầu tư mà phát triển sản xuất cũng chỉ ở dạng cầm cự. Chẳng hạn như ở Thạch Hải, hiện 12 ha nuôi trồng thủy sản- là thế mạnh duy nhất của địa phương cũng đang là “đất mượn”. Đó là lý do kìm hãm sự đầu tư một cách đồng bộ để tăng hiệu quả kinh tế.

Quan điểm của Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà là dù dự án có làm hay không cũng phải xây dựng để ổn định đời sống cho bà con moong mỏ và các xã phụ cận. Giải pháp trước mắt là để bà con tiếp tục sản xuất, khu vực nào chưa đền bù vẫn nên để người dân canh tác. Mặc dù huyện đã thực hiện đề án Đề án phát triển bền vững kinh tế - xã hội các xã chịu ảnh hưởng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, song, do nằm trong quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà ở của dân xuống cấp; nhiều vùng nằm trong kế hoạch GPMB những chưa được bồi thường và di dời nên đời sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast