Hai cô giáo Hà Tĩnh "giữ hồn" bản Chứt ở Rào Tre

(Baohatinh.vn) - Bằng niềm say mê, tâm huyết cùng đôi bàn tay khéo léo, 2 cô giáo người Kinh đã làm nên "Nét đẹp bản Chứt" lưu giữ hồn dân tộc ở bản Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh).

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Trong không gian của điểm Trường Mầm non dân tộc Chứt, hai cô giáo Trần Thị Thu Phương và Hoàng Thị Hương đã tái tạo mô hình "Nét đẹp bản Chứt" nhằm lưu giữ, bảo tồn, đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đối với văn hóa dân tộc bản địa cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Từ thuở người Chứt còn ở nhà sàn, sống bằng việc đốt rẫy, săn thú thì những vật dụng như cái vửa, cái đỏ, cung nỏ là vật dụng thân thuộc hàng ngày. Cho đến hôm nay, dù cuộc sống của người Chứt đỡ vất vả hơn trước, những vật dụng này vẫn không thể thiếu trong đời sống của họ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Một cái oi...

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

... cái đỏ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Cái oi đựng cá; cái đỏ nhỏ đặt ở sông, cái đỏ to đặt ở suối; cái vửa đựng ngô khoai sắn... đều là những vật thiêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên lẫn sức mạnh của người dân tộc Chứt

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Từ những chiếc mâm đặt sinh hoạt của một gia đình người Chứt...

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

... đến những thực phẩm phơi khô treo bên bếp lửa đều được các cô giáo tái hiện tỉ mỉ, cẩn thận

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Chia sẻ về mô hình này, cô giáo Trần Thị Thu Phương tâm sự: "7 năm dạy dỗ, chăm sóc trẻ mầm non dân tộc Chứt, tôi luôn cảm thấy yêu mến và trân trọng nét văn hóa dân tộc này như chính dân tộc của mình vậy. Chính vì lẽ đó, chúng tôi lên ý tưởng, tự tay làm nên những vật dụng phỏng theo hình dáng, chất liệu làm sao cho sống động, chân thật nhất, vừa là để chỗ cho trẻ em chơi nhưng cũng là chỗ để giới thiệu về văn hóa dân tộc Chứt mỗi khi có khách miền xuôi lên thăm".

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Căn nhà sàn của người Chứt được các cô giáo ghép từ những mảnh gỗ, những chiếc cúc áo đủ màu và sự lắp ghép tỉ mỉ từ vỏ của những con ngao. Cô Thu Phương chia sẻ: "Phải mất nhiều giờ đồng hồ để sơn phủ, tạo hình sao cho thật giống và bắt mắt như nguyên tác thật".

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Dòng nước chảy qua ống tre độc đáo của người Chứt cũng được tái hiện qua phiên bản nhỏ

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Phải mất 2 tháng, các cô giáo mới hoàn thiện được mô hình "Nét đép bản Chứt". Ngoài tự bỏ tiền túi để đi tận nhà người dân thu mua, bằng bàn tay khéo léo, gu thẩm mỹ ấn tượng, các cô đã tự làm nên công cụ của bà con dân tộc Chứt trong quá trình săn bắn, làm nương rẫy

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân tộc Chứt nhiều công phu, khó nhọc nhưng với hai cô giáo người Kinh đó là cả niềm vui, vì đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau. Nhờ nỗ lực ấy mà mỗi ngày, các em nhỏ bản Chứt lại biết yêu thêm trái tim quê hương, gắn mình với nền văn hóa nguồn cội.

Hai cô giáo Hà Tĩnh “giữ hồn” bản Chứt ở Rào Tre

Hy vọng, niềm say mê, tận tình và nỗ lực cống hiến của cô giáo Hương và Phương sẽ góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa của một dân tộc trước nguy cơ bị mai một. Và "Nét đẹp bản Chứt" sẽ là ngọn lửa đam mê cho tinh thần và ý thức trách nhiệm của các em nhỏ với kho tàng văn hóa của dân tộc mình.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast